Đất cơ sở tôn giáo hiện không còn xa lạ gì với người dân. Các quy định về đất cơ sở tôn giáo được ghi nhận cụ thể trong Luật đất đai năm 2013. Bài viết dưới đây làm rõ các quy định về hạn mức đất tôn giáo? Thời hạn sử dụng đất cơ sở tôn giáo ra sao?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là đất tôn giáo?
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 5
Vậy đất tôn giáo cũng được hiểu là đất xây dựng các công trình chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất, nhà nguyện, tu viện, trường đào tạo của tôn giáo, niệm phật đường hay các trụ sở của tổ chức tôn giáo cũng như những cơ sở khác được Nhà nước cho phép tồn tại và hoạt động.
Về quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất, pháp luật hiện nay quy định: Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170
(căn cứ Điều 181, Luật Đất đai năm 2013)
Đồng thời, theo quy định tại khoản 1, Điều 191 Luật Đất đai năm 2013 thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
2. Hạn mức đất tôn giáo?
Hiện nay, trong văn bản
Tại Điều 159 Luật đất đai chỉ quy định trên cơ sở chính sách tôn giáo của Nhà nước cũng như dựa trên quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt mà Ủy ban nhân cấp tỉnh phê duyệt quyết định diện tích đất để giao cho cơ sở tôn giáo.
3. Thời hạn sử dụng đất cơ sở tôn giáo?
Căn cứ quy định tại Điều 125
– Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng.
– Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng:
+ Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư với mục đích để bảo tồn bản sắc dân tộc gắn với phong tục, tập quán của các dân tộc.
+ Nhà nước giao đất, công nhận quyền sử dụng đất cho cộng đồng dân cư phải có trách nhiệm bảo vệ đất được giao, được sử dụng đất kết hợp với mục đích sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, không được chuyển sang sử dụng vào mục đích khác.
– Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
– Cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê.
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan, cụ thể gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
– Đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính.
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
– Đất cơ sở tôn giáo.
– Đất tín ngưỡng.
– Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh.
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa.
– Đất tổ chức kinh tế sử dụng, cụ thể:
+ Thực hiện chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài sang đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn.
+ Hoặc tổ chức kinh tế chuyển mục đích sử dụng từ đất phi nông nghiệp sử dụng có thời hạn sang đất phi nông nghiệp sử dụng ổn định lâu dài thì tổ chức kinh tế được sử dụng đất ổn định lâu dài.
Do đó, theo quy định trên, đất cơ sở tôn giáo thuộc loại đất sử dụng ổn định lâu dài.
3. Đất cơ sở tôn giáo thuộc nhóm đất nào?
Nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định gồm những loại đất sau đây:
– Đất ở, trong đó có đất ở đô thị, đất ở nông thôn.
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan.
– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
– Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, xã hội, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác.
– Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.
– Đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác.
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.
– Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.
– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng.
– Đất phi nông nghiệp khác như đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở.
Do vậy, theo quy định trên đất cơ sở tôn giáo thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
(căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật đất đai năm 2013).
4. Đất cơ sở tôn giáo có được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 75 Luật đất đai năm 2013 quy định điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:
– Các cộng đồng dân cư hay cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng sử dụng đất đảm bảo các điều kiện sau:
+ Đất không phải là đất được Nhà nước giao, cho thuê.
+ Đất phải có Giấy chứng nhận.
+ Hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định nhưng hiện chưa được cấp.
Do đó, khi đáp ứng đủ các điều kiện trên, đất cơ sở tôn giáo vẫn sẽ được bồi thường bình thường khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất.
5. Quy định về việc cấp Giấy chứng nhận cho đất cơ sở tôn giáo:
Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất tôn giáo là hoàn toàn được phép theo quy định tại khoản 4 Điều 102 Luật Đất đai năm 2013.
Tuy nhiên, để được cấp Giấy chứng nhận thì cơ sở tôn giáo đó phải đáp ứng các đủ điều kiện bao gồm như sau:
– Cơ sở tôn giáo phải được Nhà nước cho phép hoạt động.
– Đất mà cơ sở tôn giáo đang sử dụng phải đảm bảo không có tranh chấp xảy ra.
– Đảm bảo đất đang sử dụng không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho sau ngày 01 tháng 7 năm 2004.
Như vậy, để đáp ứng nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất thì phải đáp ứng đủ ba điều kiện.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo ghi tên cơ sở tôn giáo và địa chỉ nơi có cơ sở tôn giáo.
Đối với đất thờ tự, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Khi đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tín ngưỡng thì ghi tên của cộng đồng dân cư và địa chỉ nơi sinh hoạt chung của cộng đồng dân cư.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
– Luật đất đai năm 2013.
–