Hạn chế quyền thăm nom của người không trực tiếp nuôi con. Quyền, nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
Hạn chế quyền thăm nom của người không trực tiếp nuôi con. Quyền, nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con sau ly hôn.
Tóm tắt câu hỏi:
Dạ tôi ly hôn năm 2011, tòa xử tôi nuôi 2 cháu sinh năm 2005, và 2007 không cần cô ta chu cấp. Năm 2013 tôi xin việc cho vợ cũ vào cơ quan làm, từ đó cô ta giành quyền nuôi 1 cháu. Vì không muốn 2 chị em xa nhau, tôi thống nhất đầu tuần ở nhà cô ấy, cuối tuần tôi đón về chăm sóc. Nhưng cô ta luôn cản trở thăm, và giữ 2 cháu không cho về bên tôi. Cô ta quan hệ lăng nhăng, vậy giờ tôi phải làm sao, xin luật sư hướng dẫn, xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
"1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Theo thông tin bạn cung cấp, năm 2013, vợ chồng bạn ly hôn, Tòa án đã xét xử cho bạn nuôi 2 con. Sau này, vợ bạn có ý định giành quyền nuôi một cháu, tuy nhiên, bạn không nói rõ bạn và vợ đã thực hiện thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con hay chưa? Nên có thể chia các tường hợp như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về hạn chế quyền thăm nom con: 1900.6568
Thứ nhất, trường hợp không có thay đổi người trực tiếp nuôi con. Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống với người trực tiếp nuôi, người trực tiếp nuôi có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi tôn trọng quyền đươc nuôi con.
Người không trực tiếp nuôi con không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Như vậy, trong trường hợp này, vợ cũ bạn không được ngăn cản quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con của bạn; việc vợ cũ bạn luôn cản trở thăm, và giữ 2 cháu không cho về bên là hành vi trái với quy định; nếu vợ cũ bạn còn tiếp tục thực hiện hành vi thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của vợ cũ bạn.
Thứ hai, trường hợp bạn và vợ cũ bạn đã thực hiện thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi, vợ cũ bạn được quyền nuôi một con, thì đối với con vợ cũ được quyền nuôi, vợ cũ của bạn có quyền nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, trông nom con; bạn được thực hiện các quyền thăm nom của người không trực tiếp nuôi con.
Tuy nhiên, đối với con còn lại do bạn trực tiếp nuôi thì vợ cũ bạn vẫn phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền nuôi con của bạn; không được cản trở quyền nuôi con trực tiếp của bạn; việc vợ cũ bạn giữ con khi bạn cho con sang chơi và cản trở việc thăm nom con bạn cũng là trái với quy định; và bạn có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con mà bạn trực tiếp nuôi của vợ cũ bạn.