Khái quát về công ty hợp danh? Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh công ty hợp danh? Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh?
Công ty hợp danh là một loại hình công ty đối nhân và được thành lập trên cơ sở sự tin cậy, tín nhiệm giữa các thành viên. Bởi vì chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh nên loại hình doanh nghiệp này dễ tạo sự tin tưởng từ đối tác, khách hàng. Trong số các loại hình doanh nghiệp này, công ty hợp danh được đánh giá là loại hình doanh nghiệp có những nét đặc thù hơn cả vì những tính chất và đặc điểm riêng biệt của nó. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh công ty hợp danh trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Khái quát về công ty hợp danh:
Theo quy định của
Công ty hợp danh hiện đang là loại hình công ty đối nhân bởi vì việc thành lập công ty dựa trên uy tín cá nhân của nhiều người (cụ thể là các thành viên công ty) để tạo dựng hình ảnh cho công ty. Chính vì chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh.
Công ty hợp danh được hiểu là một mô hình doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên chung (gọi là thành viên hợp danh, phải là cá nhân và chịu trách nhiệm tài sản vô hạn). Ngoài ra công ty hợp danh còn có thể có thêm thành viên góp vốn (chịu trách nhiệm tài sản hữu hạn với phần vốn góp vào công ty).
Các thành viên hợp danh của công ty hợp danh là chủ sở hữu của công ty hợp danh, chịu chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ và khoản nợ của công ty.
2. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh công ty hợp danh:
Bởi vì chế độ trách nhiệm vô hạn và liên đới nên
Căn cứ là Điều 181 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh có nội dung cụ thể như sau:
“1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.”
Luật doanh nghiệp 2020 quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh bởi vì:
– Thứ nhất, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.
– Thứ hai, tính liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.
Ta nhận thấy, quy định về hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh được hiểu như sau:
– Đối với doanh nghiệp tư nhân chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn về nghĩa vụ tài sản của công ty (không chỉ trong phạm vi số vốn đăng ký). Trong khi đó, các thành viên hợp danh của công ty hợp danh cũng phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của doanh nghiệp, có nghĩa là thành viên hợp danh cũng chịu trách nhiệm tài sản vô hạn về các nghĩa vụ của công ty hợp danh. Chính bời vì thế mà nghĩa vụ của thành viên hợp danh có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các thành viên hợp danh khác, do đó mà pháp luật không cho phép một cá nhân được làm thành viên hợp danh của hai công ty hợp danh hoặc thành viên hợp danh được làm chủ doanh nghiệp tư nhân khác.
– Công ty hợp danh là công ty đối nhân, được xây dựng dựa trên sự tin tưởng, uy tín của các thành viên. Bởi thế nên, có thể nói uy tín, tên tuổi của các công ty thuộc loại hình này gắn liền với các thành viên hợp danh. Vì vậy, Pháp luật Việt Nam hạn chế “Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.” Việc quy định như vậy là để tránh ảnh hưởng đến uy tín của công ty hợp danh.
– Bởi vì tính chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh và tính đối nhân của công ty hợp danh nên việc các thành viên chuyển nhượng một phần vốn góp hay toàn bộ vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác là không hợp lý nên pháp luật đã đưa ra quy định để hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh trong trường hợp này.
Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam cũng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, vì thế, nếu được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại thì họ mới được thực hiện những điều mà pháp luật hạn chế quyền của thành viên hợp danh này.
3. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh:
Theo Điều 181
Thứ nhất: Thành viên hợp danh có quyền sau đây:
– Thành viên hợp danh có quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty.
– Thành viên hợp danh có quyền nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty.
– Thành viên hợp danh có quyền sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước.
– Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó.
– Thành viên hợp danh có quyền yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết.
– Thành viên hợp danh có quyền được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty.
– Thành viên hợp danh có quyền khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác.
– Trong trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận.
– Thành viên hợp danh có quyền khác theo quy định của
Thứ hai: Thành viên hợp danh có nghĩa vụ sau đây:
– Thành viên hợp danh có nghĩa vụ tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty.
– Thành viên hợp danh có nghĩa vụ tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
– Thành viên hợp danh không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
– Thành viên hợp danh có nghĩa vụ hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;.
– Thành viên hợp danh có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty.
– Thành viên hợp danh có nghĩa vụ chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ.
– Thành viên hợp danh có nghĩa vụ định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu.
– Thành viên hợp danh có nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Trên đây là những quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên hợp danh. Pháp luật hiện hành đã đưa ra quy định cụ thể về vấn đề này để đảm bảo quyền lợi và việc thực hiện nghĩa vụ của các chủ thể là thành viên hợp danh của công ty hợp danh.