Hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên là gì? Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014?
1. Hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên là gì?
Từ điển Luật học giải thích: “Hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên là: giới hạn của pháp luật nhằm không cho cha, mẹ thực hiện một số quyền đối với con chưa thành niên trong một thời hạn nhất định. Xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của trẻ em, pháp
Theo quy định tại Điều 85: Hạn chế quyền cha, mẹ đối với con chưa thành niên của
“1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này.“
Hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên có một số đặc điểm sau:
- Thứ nhất, đây là một biện pháp chế tài của luật hôn nhân và gia đình.. Pháp luật quy định cha mẹ có quyền và nghĩa vụ yêu thương chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, làm gương tốt cho con về mọi mặt. Khi cha mẹ có hành vi nghiêm trong đối với con chưa thành niên hoặc có lối sống đồi trụy…thì cha mẹ sẽ bị áp dụng chế tài đối với hành vi vi phạm, đó là hạn chế một số quyền đối với con chưa thành niên thông qua một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Tòa án. Việc này thể hiện thái độ của nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi của con chưa thành niên.
- Thứ hai, đây là một biện pháp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên. Về mặt sinh học con chưa thành niên còn đang trong độ tuổi hình thành, phát triển về thể chất và nhân cách. Vì vậy, các em cần được sống trong một môi trường an toàn, lành mạnh có sự chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng, của cha mẹ. Tuy nhiên, khi cha mẹ có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của con chưa thành niên thì hạn chế quyền cha mẹ là cần thiết. Theo các nhà tâm lý đối với con chưa thành niên mà được sống trong tình yêu thương, chăm sóc của cha mẹ vẫn là môi trường sống lý tưởng nhất để các em phát triển tốt tâm sinh lý. Nên việc hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên như thế nào trong thời gian bao lâu cũng cần có sự cân nhắc để bảo vệ quyền lợi tốt nhất của các con chưa thành niên.
- Thứ ba, hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên chỉ làm hạn chế một số quyền của cha mẹ chứ không làm chấm dứt mới quan hệ giữa cha mẹ và con
Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên:
Theo quy định tại Điều 87, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Điều 87: Hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên
“1. Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.
2. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con và quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên được giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự và Luật này trong các trường hợp sau đây:
a) Cha và mẹ đều bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
b) Một bên cha, mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên nhưng không đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với con;
c) Một bên cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên và chưa xác định được bên cha, mẹ còn lại của con chưa thành niên.
3. Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.”
2. Căn cứ để hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên
Theo quy định tại Điều 85 Luật hôn nhân gia đình có thể thấy tòa án đưa ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên phải dựa trên các căn cứ:
Cha, mẹ đã bị kết án về một trong các tội cố ý xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con
Cha mẹ có thể bị kết án các tội trong Bộ luật hình sự như tội cố ý gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe người khác (Điều 104); tội làm nhục người khác (Điều 121); tội ngược đãi, hành hạ (Điều 151)… Cha mẹ là người đầu tiên phải bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con, nhưng họ lại không bảo vệ mà còn vi phạm nghĩa vụ này thì khi họ bị kết án về các tội này, bên cạnh việc kết án về mặt hình sự thì đây cũng là một căn cứ để tòa án hạn chế quyền của họ đối với người con mà họ có hành vi vi phạm.
Cha, mẹ cố ý xâm phạm sức khỏe của con chưa thành niên là những hành vi cố ý, có thể bằng hành động hoặc không hành động xâm phạm tới quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con chưa thành niên. Hành vi của cha mẹ có thể là hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc những hành vi khác gây tổn hại tới sức khỏe cho con chưa thành niên. Theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành thì cha, mẹ có hành vi cố ý xâm phạm sức khỏe của con có thể cấu thành các tội như: Tội cố ý gây thương tích cho người khác (tại các Điều 104, Điều 105 và Điều 106), tội hành hạ người khác (Điều 110) và tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu, người có công nuôi dưỡng mình (Điều 151).
Cha, mẹ cố ý xâm phạm danh dự, nhân phẩm đối với con chưa thành niên là hành vi cố ý xâm phạm tới quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm của con chưa thành niên. Những hành vi đó có thể là lăng mạ, chửi mắng, mạt sát,… làm cho con xấu hổ trước đám đông.
Cha, mẹ có thể là người trực tiếp thực hiện những hành vi vi phạm đó hoặc là người đồng phạm. Dù là người trực tiếp thực hiện hay là đồng phạm thì khi cha, mẹ bị kết án về những tội cố ý xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm đối với con chưa thành niên thì bên cạnh việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cha, mẹ còn bị tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Cha, mẹ có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con
Cha mẹ phải có nghĩa vụ trông mon con tức là: “quản lý, giữ gìn con không để con bị những người khác xâm hại hoặc không để con rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe”; chăm sóc là việc cha mẹ cần quan tâm sức khỏe, tinh thần và giáo dục con, tùy theo điều kiện mà khám chữa bệnh cho con. Nuôi dưỡng là phụ thuộc vào điều kiện của mình mà cha mẹ tạo cho con những điều kiện vật chất tốt nhất có thể để con phát triển tốt về thể chất, trí tuệ. Vậy vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ này là như thế nào? Hiện nay pháp luật chưa có hướng dẫn cụ thể vì vậy rất khó cho Tòa án áp dụng căn cứ này. Do vậy khi áp dụng căn cứ này cần hiểu vi phạm nghiêm trọng là trường hợp cha mẹ đã không hề trông nom, chăm sóc và nuôi dưỡng con cái thường xuyên, cha mẹ đã bỏ mặc con, không bảo vệ hoặc không lường trước được những nguy hiểm mà lẽ ra phải biết đối với con, làm cho con bị rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, hay không có một môi trường sống an toàn ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của con.
Cha, mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc đối với con chưa thành niên là việc cha, mẹ không quan tâm, quản lý con, không bảo vệ con một cách tốt nhất, làm cho con chưa thành niên bị thiệt hại về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Cha, mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ chăm sóc, trông nom con được thể hiện dưới những hình thức như cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên; cha, mẹ bắt con lao động sớm dẫn đến con rơi vào tình trạng bị lạm dụng và bị bóc lột sức lao động; cha, mẹ thiếu sự quan tâm làm cho con bị tai nạn thương tích nặng…
Cha, mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng đối với con chưa thành niên là trường hợp cha, mẹ đã không cung cấp vật chất để đảm bảo cuộc sống thường ngày của con chưa thành niên. Hậu quả của hành vi này gây nguy hiểm cho tính mạng, sức khỏe của con chưa thành niên. Việc vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha, mẹ có thể là trường hợp cha, mẹ có điều kiện, có tài sản nhưng đã không dùng tài sản đó chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu hằng ngày của con chưa thành niên như ăn, mặc… Hoặc trường hợp cha, mẹ có khả năng lao động nhưng đã không nỗ lực lao động để có tài sản nuôi sống con chưa thành niên, làm cho con không đủ dưỡng chất cho sự phát triển, thậm chí con còn bị bỏ đói gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe của con.
Cha, mẹ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giáo dục con chưa thành niên là việc cha, mẹ đã không thực hiện nghĩa vụ giáo dục con hoặc quá lạm dụng quyền giáo dục con, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển về thể chất, về trí tuệ, tinh thần, đạo đức của con chưa thành niên. Hậu quả dẫn tới là con có những hành động gây hại cho chính bản thân, cho người khác và cho xã hội. Cha, mẹ vi phạm nghĩa vụ giáo dục đối với con chưa thành niên biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn, cha, mẹ ép con học hành mà không quan tâm tới khả năng của con, làm cho con bị những khủng hoảng tâm lý nặng nề, trầm cảm, không chịu nổi áp lực nên có những hành động dại dột như tự tử, bỏ nhà đi bụi, có những hành vi vi phạm pháp luật. Hoặc khi con có những hành động sai trái cha, mẹ đã không tìm hiểu nguyên nhân, không lắng nghe, không tâm sự để gỡ những vướng mắc giúp con vượt qua khó khăn đó mà lại dùng những lời lẽ xúc phạm, mạt sát con gây ảnh hưởng tới danh dự, nhân phẩm, sức khỏe, tính mạng của con.
Cha, mẹ có hành vi phá tán tài sản của con
Pháp luật nước ta công nhận con có quyền có tài sản riêng, theo quy định của Bộ luật Dân sự thì tài sản của con dưới 15 tuổi do cha mẹ quản lý, như vậy cha mẹ có nghĩa vụ bảo vệ khối tài sản của con, nhưng hiện nay có vướng mắc với quy định này là như khi tài sản của cha mẹ không đủ thì phải lấy tài sản của con để đảm bảo cho những như cầu thiết yếu của gia đình và nhu cầu của con khi đó có được coi là phá tán hay không? Hay cha mẹ dùng tài sản của con vào đầu tư kinh doanh nhưng chẳng may bị phá sản, bị mất vậy có được coi là phá tán hay không? Và vô số những trường hợp khác nữa. Vì vậy nên coi trường hợp cha mẹ phá tán tài sản của con là việc cha mẹ dùng tài sản của con để đánh bạc, ăn chơi, không dùng vào nhu cầu chung cho gia đình và dùng vào những mục đích không tốt khác.
Cha, mẹ có lối sống đồi trụy
Cha mẹ có nghĩa vụ tạo cho con có một môi trường sống lành mạnh và cha mẹ phải là những tấm gương sáng để con phát triển đúng chuẩn về thể chất, trí tuệ và đạo đức. Nếu cha mẹ có lối sống đồi trụy, tức là cha mẹ đã tạo ra một môi trường sống không lành mạnh, do vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển bình thường của con, nhất là về đạo đức và tinh thần. Tuy nhiên rất khó để xem cha mẹ có lối sống nào là lối sống đồi trụy để hạn chế quyền của cha mẹ.
Khi cha, mẹ có lối sống đồi trụy, tức cha, mẹ có lối sống lệch lạc, có những hành vi thiếu văn hóa, vi phạm đạo đức, vi phạm pháp luật. Khi đó nếu con sống chung với cha, mẹ sẽ tạo cho con có môi trường sống không lành mạnh, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển tâm sinh lý, nhân cách của con. Nếu cha, mẹ có lối sống lệch chuẩn, rất dễ tạo cho con bị ảnh hưởng chính lối sống đó. Khi đó, có thể con sẽ có những suy nghĩ sai lầm, đạo đức xuống cấp. Nguy hiểm hơn, lối sống không lành mạnh của cha, mẹ còn có thể là nguyên nhân dẫn tới những hành vi phạm tội của con. Một trong những nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội của người chưa thành niên là có cha, mẹ hoặc người trong gia đình thiếu gương mẫu, vi phạm pháp luật.
Cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội
Nếu cha mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội cũng là một căn cứ hạn chế quyền, đây là một hiện tường xuất hiện nhiều trong những năm gần đây như ép và lôi kéo con vào việc buôn bán ma túy, ép hay bao che cho con ăn trộm hay lôi kéo con vào việc gây tổn hại tới tính mạng, sức khỏe của người khác, ép con bán dâm… Đó là một hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của cha mẹ, cha mẹ đã không bảo vệ con mà còn tạo cho con hình thành nhân cách không tốt, ảnh hưởng sự phát triển của con, đồng thời ảnh hưởng tới trật tự công cộng.
Cha, mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, đó là việc cha, mẹ có hành vi, lời nói, thái độ thể hiện sự kích động, dụ dỗ, lừa phỉnh… tác động tới ý chí tư tưởng của con chưa thành niên, dẫn đến con có những hành vi vi phạm pháp luật hoặc có hành vi trái đạo đức xã hội. Hậu quả của việc xúi giục, dụ dỗ này có thể làm cho con có hành vi phạm tội hay vi phạm pháp luật hành chính.
Hiện nay, không ít người cha, người mẹ vì lợi nhuận, vì sức hút đồng tiền là quên mất trách nhiệm làm cha, làm mẹ của mình, không những không bảo vệ con, tạo cho con có một môi trường sống an toan, hướng và giáo dục con tuân thủ pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội mà con xúi giục, ép buộc, lôi kéo con thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật.
Chẳng hạn, cha, mẹ ép con bán dâm; lợi dụng con vận chuyển, buôn bán ma túy, buôn bán hàng lậu trộm cắp, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác, ép con đi ăn xin… Có trường hợp bố, mẹ trực tiếp đẩy con ra đường, xúi giục con vi phạm pháp luật khiến con bỏ nhà đi lang thang, trộm cắp. Những hành vi này của cha, mẹ không những gây tổn hại trực tiếp tới tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con mà còn hủy hoại tương lai của con, gây ra những tổn thương khó chữa lành.
3. Hạn chế quyền của cha đối với con chưa thành niên
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng tôi có xích mích trong cuộc sống gia đình, chồng tôi hay rượu chè, cờ bạc nên chúng tôi sống ly thân được hơn 3 tháng. Con trai tôi 9 tuổi ở với tôi, 2 mẹ con tôi về nhà bố mẹ đẻ. Chồng tôi vẫn thường đón con sang chơi và mỗi lần cháu về thường hay nói tục, chửi bậy. Tôi rất lo cháu sẽ hư hỏng khi học những thói hư tật xấu của bố nên không cho chồng tôi đón con về chơi thì có được không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ vào Điều 85
Như vậy, cha mẹ có thể bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên khi thuộc các trường hợp bị hạn chế quyền hoặc tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà Tòa án ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.
Tòa án ra quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên khi có yêu cầu của người có quyền theo quy định tại Điều 86 Luật hôn nhân và gia đình 2014, yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Người thân thích; cơ quan quản lý nhà nước về gia đình; cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Từ các quy định vừa trích dẫn ở trên, chồng bạn có hành vi, lối sống không lành mạnh, tệ nạn xã hội nên bạn có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha đối với con chưa thành niên.
Tuy nhiên, bạn phải chứng minh được căn cứ phù hợp với quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình để Tòa án ban hành quyết định này, hạn chế quyền của chồng bạn đối với con chưa thành niên.
4. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, em tên T, 20 tuổi có vấn đề cần thắc mắc như sau: Trong trường hợp vợ chồng thường xuyên bạo hành, cãi nhau với lời lẽ khiếm nhã gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần, tâm lý, học tập và sự phát triển của con gái. Vậy nếu là anh Hai của em gái tôi có quyền nhờ tòa án can thiệp và nhận nuôi đứa em không? Mong nhận được giải đáp từ luật sư. Chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 85 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định trên, nếu cha, mẹ có một trong những hành vi trên thì cha, mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con.
Theo như bạn trình bày, bố mẹ thường xuyên bạo hành, cãi nhau với lời lẽ khiếm nhã gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần, tâm lý, học tập và sự phát triển của con. Đây có thể là biểu hiện của lối sống không lành mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến con cái. Bạn là anh trai của bé thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bé đang cư trú để yêu cầu Tòa án hạn chế quyền cha mẹ đối với con chưa thành niên và bạn có thể yêu cầu Tòa án giao em cho bạn nuôi trong khoảng thời gian cha mẹ bị hạn chế.