Buộc thực hiện đúng hợp đồng được đánh giá là chế tài mang tính mềm dẻo, thiện chí và hiệu quả nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế.
Buộc thực hiện đúng hợp đồng được đánh giá là chế tài mang tính mềm dẻo, thiện chí và hiệu quả nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế.
Buộc thực hiện đúng hợp đồng được đánh giá là chế tài mang tính mềm dẻo, thiện chí và hiệu quả vì có khả năng hạn chế thiệt hại. Tuy nhiên, những quy định tại Luật thương mại năm 2005 về chế tài này vẫn còn một số hạn chế và có điểm mâu thuẫn như sau:
Điều 297 Luật thương mại năm 2005 đã quy định: “Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”. Nhìn nhận khách quan, liệu trong mọi trường hợp các bên vi phạm có thể “thực hiện đúng hợp đồng” sau khi đã có hành vi vi phạm hợp đồng hay không? Trên thực tế có rất nhiều trường hợp, các chủ thể có hành vi vi phạm về thời hạn giao hàng như giao hàng đúng 8h ngày 03/02/2015, bên bị vi phạm không thể quay ngược thời gian trở lại thời điểm đã thỏa thuận để thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng. Việc quy định này dễ gây hiểu lầm và lúng túng cho các chủ thể khi áp dụng trong thực tiễn.
Khoản 2 Điều 299 Luật thương mại năm 2005 quy định “Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”. Như vậy, nếu xét trong trường hợp không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, thì cũng không phải chịu trách nhiệm bổ sung nào mà chỉ phải chịu các hình thức chế tài khác. Đây chính là kẽ hở của pháp luật để trong thực tế nhiều chủ thể đã lợi dụng để trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Về mối quan hệ với các hình thức chế tài khác, theo Khoản 1 Điều 299 Luật thương mại năm 2005 thì: “Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền được yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng chế tài khác”. Các hình thức chế tài khác ở đây chính là tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng. Các hình thức này có bản chất đi ngược lại với hình thức buộc thực hiện đúng hợp đồng. Nhưng tại Khoản 3 Điều 51 Luật thương mại năm 2005 lại có quy định: “Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó”. Việc tạm ngừng thanh toán ở đây chính là tạm ngừng thực thực hiện hợp đồng. Như vậy, trong thời gian bên mua áp dụng chế tài buộc bên bán phải thực hiện đúng hợp đồng, bên mua vẫn có quyền tạm ngừng thực hiện hợp đồng theo Khoản 3 Điều 51 chứ không chỉ có quyền đòi bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm theo Khoản 1 Điều 299. Do vậy, Khoản 1 Điều 299 đã mâu thuẫn với Khoản 3 Điều 51 Luật thương mại năm 2005.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nhìn chung, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng được sử dụng rộng rãi với mọi hành vi vi phạm do nó mang tính mềm dẻo, linh hoạt, thiện chí hơn so với các chế tài khác. Theo pháp luật các nước châu Âu lục địa, chế tài này được áp dụng rất phổ biến. Các bên khi tham gia kí kết