Hải phận quốc gia là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều bạn còn đang băn khoăn khi tìm hiểu về nội dung chủ quyền lãnh thổ. Để giải đáp cho những băn khoăn đó mời bạn tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Hải phận quốc gia là gì?
Hải phận quốc gia là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, là các vùng biện nằm phía trong đường biên giới quốc gia trên biển và là một bộ phận cấu thành lãnh thổ của quốc gia ven biển. Như vậy, trong số các vùng biển: nội thủy, lãnh hãi, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, biển quốc tế và vùng thì chỉ có nội thủy và lãnh hải là lãnh thổ biển của quốc gia ven biển.
Nội thủy:
Theo khoản 1, Điều 8 Công ước Luật Biển 1982 định nghĩa, nội thủy là “các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải”.
Trong khoa học pháp lý, nội thủy được hiểu là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia, nằm tiếp liền với bờ biển và phía trong đường cơ sở. Theo định nghĩa này, ranh giới phía trọng của nội thủy là đường bờ biển và ranh giới phía ngoài của nội thủy chính là đường cơ sở.
UNCLOS 1982 không có bất kỳ điều khoản nào quy định cụ thể về chiều rộng của nội thủy bởi vì chiều rộng của nội thủy hoàn toàn phụ thuộc vào ranh giới bên ngoài của nó là đường cơ sở. Nếu quốc gia ven bờ xác định đường cơ sở càng xa biển thì nộ thủy sẽ càng rộng và ngược lại, đường cơ sở càng gần bờ thì nội thủy càng hẹp.
Với vị trí nằm tiếp liền với lục địa, nội thủy của một quốc gia có thể được cấu thành bởi các bộ phận như vịnh thiên nhiên, vịnh lịch sử, cửa sông, cảng biển, vũng tàu.
Lãnh hải:
Theo định nghĩa của UNCLOS 1982, lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài và tiếp liền với nội thủy, theo đó “chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo…” “mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình, chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý lể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”.
Đối với lãnh hải, việc xác định chiều rộng- khoảng cách từ đường cơ sở đến ranh giới ngoài của lãnh hải có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với quốc gia ven biển mà còn cả với các quốc gia khác. Chiều rộng 12 hải lý của lãnh hải đã tồn tại với tư cách của tập quán quốc tế trước khi UNCLOS 1982 phát sinh hiệu lực mà minh chứng chính là quy định về chiều rộng lãnh hải của các quốc gia ven biển trong đó có Việt Nam.
2. Quy chế pháp lý của hải phận quốc gia:
Nội thủy:
Là một bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia, nội thủy của đa số các quốc gia đều tiếp liền với lục địa nên hầu như các luật lệ ở lãnh thổ lục địa cũng được áp dụng cho nội thủy. Quốc gia ven bờ thực thi chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với vùng nước nội thủy, không phía trên và đáy biển, lòng đất dưới đáy biển phía dưới lớp nước của nội thủy. Vì vậy, chế độ pháp lý của nội thủy được xác lập chủ yếu trong luật quốc gia.
Đặc trưng cho tính chất chủ quyền tuyệt đối là mọi sự ra vào nội thủy của tàu thuyền cũng như phương tiện bay nước ngoài trên vùng trời nội thủy đều phải xin phép. Tàu thuyền thương mại vào các cảng biển quốc tế trên cơ sở nguyên tắc tự do thông thương và có đi có lại. Tàu thuyền nhà nước dùng vào mục đích không thương mại và tàu thuyền quân sự phải xin phép. Thủ tục xin phép được điều chỉnh bởi quy định của Luật Biển quốc tế và pháp luật quốc gia.
Khi hoạt động trong nội thủy nếu tàu thuyền nước ngoài có sự vi phạm, quốc gia ven biển có quyền thự hiện quyền tài phán dân sự. Đối với tàu thuyền được hưởng quyền miễn trù như tàu thuyền nhà nước dùng vào mục đích phi thương mại và tàu thuyền quân sự nước ngoài vi phạm, quốc gia ven biển có quyền buộc tàu thuyền đó rời khỏi vùng nội thủy của mình và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu mang cơ trừng trị các vi phạm đó.
Đối với các vi phạm hình sự và dân sự trên tàu thuyền nước ngoài, luật áp dụng là luật của quốc gia mà tàu mang cờ. Quốc gia ven biển chỉ can thiệp: Nếu hành vi phạm tội do một người ngoài thủy thủ đoàn thực hiện; nếu thuyền trưởng yêu cầu chính quyền sở tại can thiệp; nếu hậu quả của nó ảnh hưởng tới an ninh trật tự của cảng.
Lãnh hải:
Khác với nội thủy, lãnh hải chỉ thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia ven biển. Đặc trưng cho tính chất chủ quyền này là sự hiện diện của quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài. Tuy nhiên, đối với vùng trời phía trên, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển phái dưới lớp nước của lãnh hải vẫn thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia ven biển.
Khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia khác, tàu thuyền nước ngoài phải tôn trong các luật và quy định của quốc gia ven biển về quyền đi qua không gây hại của tài thuyền nước ngoài trong lãnh hải của họ. Các tàu quân sự và các tàu khác của nhà nước dùng vào những mục đích không thương mại được hưởng quyền miễn trừ tài phán hình sự và tài phán dân sự nhưng các quốc gia mà tàu mang cơ phả chịu trách nhiệm trước các vi phạm do chúng gây ra trong lãnh hải của quốc gia ven biển.
UNCLOS 1982 cố gắng hạn chế sự can thiệp của quốc gia ven biển đói với tàu thuyền đi quan không gây hại một cách tối đa; quốc gia ven biển không thể viện dẫn việc thực thi quyền tài phán đối với một vụ vi phạm hình sự trên tàu thuyền nước ngoài để cản trở việc đi qua không gây hại của tài thuyền đó.
3. Hải phận quốc tế là gì?
Hải phận quốc tế là vùng biển quốc tế, là vùng biển nằm ngoài phạm vi quyền tài phán của quốc gia. Về cơ bản, biển quốc tế được điều chỉnh bởi nguyên tắc tự do biển cả và tật từ pháp lý ở biển quốc tế được đảm bảo trước hết bởi nguyên tắc quyền tài phán của quốc gia mà tàu mang cờ.
Theo Điều 86, UNCLOS 1982, biển quốc tế là tất cả những vùng biển không nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng không nằm trong vùng nước quần đảo của một quốc gia quần đảo.
Ở những nơi quốc gia đã yêu sách vùng đặc quyền kinh tế thì ranh giới phía trong của biển quốc tế là ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế. Ở những nơi mà quốc gia ven biển không có yêu sách vùng đặc quyền kinh tế, ranh giới phía trong của biển quốc tế là ranh giới ngoài của lãnh hải.
Xét ở góc độ pháp lý quốc tế, biển quốc tế là vùng biển mà việc khai thác và sử dụng luôn được luật quốc tế điều chỉnh.
4. Quy chế pháp lý của hải phận quốc tế:
Từ thế kỷ XVII, khái niệm tự do biển cả đã được đề cập đến trong công trình nghiên cứu của Hugo Grotius với nội dung: “Biển cả là lãnh thổ quốc tế và tất cả các quốc gia được tư do sử dụng no cho hàng hải trên biển”. Hiện nay biển quốc tế đã trở thành vùng biển được quản lý chung chứ không phải là nơi mà các quyền tự do biển cả truyền thống có thể được thực hiện một cách tuyệt đối.
Quy chế pháp lý của biển quốc tế được thể hiện qua những khía cạnh sau:
– Quyền tự do biển cả: đây được coi là nền tảng pháp lý của chế độ khai thác và sư dụng biển quốc tế, nội dung của nguyên tắc này thể hiện như sau: (1) Tự do có nghĩa là không thuộc phạm vi quyền tài phán của quốc gia; (2) Tự do nghĩa là phù hợp với pháp luật quốc tế, mọi quốc gia đều có quyền như nhau trong việc tự do sử dụng biển quốc tế: Tự do hàng hải, tự do hàng không; tự do đánh bắt hải sản; tự do đặt dây cáp và ốn dẫn ngầm; tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được luật quốc tế cho phép; tự do nghiên cứu khoa học.
– Quyền tài phán đặc quyền của quốc gia mà tàu mang cờ: Quyền tài phán bao gồm cả quyền lập pháp (ban hành pháp luật điều chỉnh hoạt động của tàu), quyền hành pháp (tổ chức thực thi pháp luật) và quyền tư pháp (xử lý, cưỡng chế hành vi vi phạm). Quyền tài phán này cũng mở rộng tới các cá nhân có mặt trên tàu, không phụ thuộc vào quốc tịch của họ.
– Quyền khám xét và truy đuổi đối với tàu thuyền trên biển quốc tế:
+ Quyền khám xét xuất hiện trong hai trường hợp: (1) Việc khám xét xuất phát từ quyền đã được ghi nhận trong các điều ước quốc tế chuyên biệt; (2) Việc khám xét tàu nước ngoài xuất phát từ những lí do đúng đắn để nghi ngờ chiếc tàu nước ngoài được sử dụng để thực hiện các hành vi được liệt kê tại Khoản 1, Điều 110 UNCLOS.
Trường hợp khám xét cụ thể: Tàu được sử dụng để cưới biển; tàu được sử dụng để buôn bán nô lệ; tàu được sử dụng để thực hiện cuộc phát sống không được phép; tàu không quốc tịch; tàu cố tình mập mờ về quốc tịch.
+ Quyền truy đuổi: truy đuổi là đuổi theo một cách hợp pháp một con tàu nước ngoài ở biển quốc tế sau khi tàu đó vi phạm pháp luật của quốc gia thực hiện việc truy đuổi trong các không gia biển thuộc quyền tài phán của quốc gia thực hiện việc truy đuổi. Về bản chất, quyền truy đuổi là sự tiếp nối các thẩm quyền mà cảnh sát quốc gia ven biển thực hiện trong các vùng biển thuộc quyền tài phán của mình ra ngoài biển quốc tế.