Hạ tầng khu công nghiệp là gì? Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp được quy định về điều kiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích các vấn đề trên một cách khái quát để bạn đọc có thể nắm được sơ bộ vấn đề.
Mục lục bài viết
1. Hạ tầng khu công nghiệp là gì?
Hạ tầng khu công nghiệp bao gồm hệ thống đường nội bộ, hệ thống cấp nước, thoát nước, xử lí nước thải, chất thải, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động của cụm công nghiệp.
Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được quy hoạch tại những vùng có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, trong đó, tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
- Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ.
- Doanh nghiệp sản xuất khu công nghiệp là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp.
- Doanh nghiệp dịch vụ khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, dịch vụ sản xuất công nghiệp.
Hạ tầng khu công nghiệp trong tiếng Anh là Industrial zone infrastructure.
Cụm công nghiệp – danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Industrial Cluster.
Cụm công nghiệp là nơi sản xuất, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống, được đầu tư xây dựng nhằm thu hút, di dời các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác vào đầu tư sản xuất kinh doanh.
Cụm công nghiệp có qui mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 10 ha. Riêng đối với cụm công nghiệp ở các huyện miền núi và cụm công nghiệp làng nghề có qui mô diện tích không vượt quá 75 ha và không dưới 5 ha.
2. Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp là gì?
Hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp bao gồm hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thải và hạ tầng viễn thông và hệ thống giao thông nội bộ.
*) Hệ thống cấp điện:
- Lưới điện: Đường dây trung thế 15KV chạy dọc Quốc lộ 22 và một số nhánh rẽ nối từ tuyến trung thế 15KV chạy dọc kênh Thầy Cai với chiều dài khoảng 5.55km trong đó trục chính dài 1.55km, nhánh rẽ dẫn vào các xí nghiệp dài khoảng 4km. Đường dây cao thế 500KV cắt qua KCN có chiều dài 0.52km và hiện đang xây dựng 1 đường dây 500kv song song với đường dây 500KV hiện hữu.
- Nguồn điện được cấp từ lưới điện chung của TP.Hồ Chí Minh từ trạm 220/110KV Hóc Môn và một trạm biến thế phân phối trung gian 110/22KV với công suất lắp đặt 3x36MVA của KCN.
- Giá điện theo mức giá của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
*) Hệ thống cấp nước sạch:
Sử dụng 2 nguồn nước:
- Nhà máy nước sạch của Khu công nghiệp với công suất 3.000 m3/ ngày đêm
- Nhà máy nước Kênh Đông công suất 200.000 m3/ngày đêm
*) Hệ thống xử lý nước thải:
Nhà máy xử lý nước thải tập trung có nhiệm vụ xử lí nước thải đã được làm sạch sơ bộ từ các Doanh nghiệp hoạt động trong Khu công nghiệp Tân Phú Trung theo chuẩn đầu vào QCVN 40:2011 – cột B và đảm bảo xử lý nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn Cột A theo QCVN 40:2011. Tổng công suất xử lý nước thải của Nhà máy giai đoạn 1 là 4.000 m3/ngày đêm.
*) Hạ tầng viễn thông:
Các nhà đầu tư sẽ được cung cấp những dịch vụ về công nghệ viễn thông hiện đại nhất như: Lisealine, ADSL, cáp quang,…hệ thống số điện thoại theo đầu số của TP. Hồ Chí Minh, với hai giải pháp truyền cho cáp hữu tuyến đồng và cáp quang, đảm bảo cho thông tin liên lạc của các khách hàng luôn được thông suốt. Với hệ thống điện thoại do Công ty điện thoại Tây TP. Hồ Chí Minh cung cấp khách hàng được sử dụng số của TP. Hồ Chí Minh, giảm thiểu chi phí gọi liên tỉnh đến TP. Hồ Chí Minh. Công ty Điện thoại Tây TP. Hồ Chí Minh và các công ty kinh doanh dịch vụ bưu chính – viễn thông đảm bảo cung cấp dịch vụ theo yêu cầu của nhà đầu tư trong Khu công nghiệp.
*) Hệ thống giao thông nội bộ:
Quy hoạch hệ thống Đường giao thông: 85,7072 ha
- Lộ giới đường trung tâm huyết mạch của KCN: 45m
- Lộ giới các đường nội bộ: 25 – 35m
3. Cơ quan nào có trách nhiệm phát triển hạ tầng khu công nghiệp:
Theo quy định tại QCXDVN 01: 2008/BXD ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 và QCVN 07-6:2016/BXD ban hành theo Thông tư số 01/2016/TT-BXD ngày 1/2/2016 của Bộ Xây dựng thì đường ống dẫn khí được hiểu là một phần của công trình hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng trong Khu công nghiệp.
Theo Khoản 2, Điều 25 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế có quy định: “2. UBND cấp tỉnh cân đối nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ nhà đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài khu công nghiệp; có chính sách khuyến khích nhà đầu tư và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp” và Khoản 2, Điều 31: “2. Nhà đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chức năng trong khu kinh tế định giá cho thuê, cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các loại phí sử dụng hạ tầng liên quan khác theo quy định của pháp luật và đăng ký với Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế về khung giá và các loại phí. Việc đăng ký khung giá và phí thực hiện định kỳ 6 tháng hoặc trong trường hợp có sự điều chỉnh khác so với khung giá đã đăng ký”;
Theo Khoản 2, Điều 2 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2019 của Chính phủ quy định về quản lý Khu công nghiệp và khu kinh tế, dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp là dự án đầu tư sử dụng đất thuộc Khu công nghiệp được xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và cho các nhà đầu tư thuê, thuê lại để xây dựng nhà xưởng, tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Khoản 22, Điều 1 Luật Xây dựng 2014 quy định: hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc. cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.
Do đó, căn cứ Điều 31 Nghị định số 82/2018/NĐ-CP của Chính phủ, việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp, bao gồm cả hệ thống cung cấp năng lượng trong Khu công nghiệp thuộc trách nhiệm của nhà đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp.
4. Đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp:
Quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp
Trước khi lập dự án đầu tư xây dựng, đơn vị kinh doanh hạ tầng phải tiến hành lập qui hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và quản lí qui hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp thực hiện theo các qui định hiện hành về qui hoạch xây dựng.
Đơn vị kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp
1. Việc lựa chọn đơn vị kinh doanh hạ tầng được xác định trong giai đoạn thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.
2. Trường hợp cụm công nghiệp dự kiến thành lập, mở rộng không có đơn vị kinh doanh hạ tầng thì Trung tâm phát triển cụm công nghiệp là đơn vị thực hiện chức năng kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp.
Lập dự án đầu tư xây dựng công trình
Nội dung, trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và quản lí dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp được thực hiện theo qui định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.
Phần nội dung đánh giá tác động môi trường của dự án phải được lập, thẩm định, phê duyệt theo qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
5. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp:
Về quyền
1. Vận động đầu tư vào cụm công nghiệp trên cơ sở qui hoạch chi tiết đã được duyệt;
2. Huy động vốn để đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp theo qui định của pháp luật;
3. Cho thuê lại đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo qui định của pháp luật;
4. Đầu tư xây dựng nhà xưởng trong cụm công nghiệp để cho thuê hoặc bán cho các doanh nghiệp;
5. Kinh doanh các dịch vụ công cộng, tiện ích khác trong cụm công nghiệp phù hợp với nội dung của giấy chứng nhận đầu tư hoặc đăng kí kinh doanh được cấp;
6. Quyết định giá cho thuê lại, chuyển nhượng đất, giá cho thuê hoặc bán nhà xưởng và các loại phí sử dụng dịch vụ công cộng, tiện ích khác. Trường hợp cụm công nghiệp do Trung tâm phát triển cụm công nghiệp quản lí và kinh doanh hạ tầng thì giá cho thuê lại đất, giá cho thuê hoặc bán nhà xưởng và các loại phí sử dụng dịch vụ công cộng, tiện ích khác do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
7. Hưởng các ưu đãi về đầu tư và các ưu đãi, hỗ trợ khác theo qui định của pháp luật.
Về nghĩa vụ
1. Triển khai thực hiện dự án đầu tư kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp theo đúng qui hoạch chi tiết đã được phê duyệt và tiến độ ghi trong dự án theo qui định của Luật Đất đai; trong trường hợp quá thời hạn qui định, Đơn vị kinh doanh hạ tầng phải xin phép gia hạn và được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền;
2. Duy tu, bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp trong suốt thời gian hoạt động; cung cấp các dịch vụ liên quan đến đầu tư trong cụm công nghiệp; cung cấp các dịch vụ, tiện ích phục vụ sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp (nếu có);
3. Thực hiện các nghĩa vụ theo qui định của pháp luật về tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê, bảo hiểm, lao động, tiêu chuẩn về xây dựng; qui định về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ…;
4. Đầu mối giúp các doanh nghiệp trong việc đăng kí đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư vào cụm công nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp triển khai thực hiện dự án đầu tư sản xuất kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp;
5. Thực hiện chế độ báo cáo định kì theo qui định của pháp luật.
Kết luận: Hạ tầng khu công nghiệp gắn liền với khu công nghiệp, cụm công nghiệp thuộc một địa bàn, phạm vi nhất định nên việc đáp ứng quy định của pháp