Ngoại tệ là gì? Hoạt động quản lý ngoại tệ của Nhà nước? Chuyển ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam?
Trên thực tế hiện nay có nhiều phương thức chuyển tiền hợp pháp từ nước ngoài về Việt Nam, trong đó, phương thức gửi ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam qua tài khoản ngân hàng là một phương thức khá phổ biến. Vậy thực hiện phương thức này như thế nào là hợp pháp, không vi phạm pháp luật.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Ngoại tệ là gì?
Hiện nay, các công cụ tài chính ở Việt Nam cũng như trên thế giới tồn tại dưới các dạng nhiều hình thức khác nhau, như ngoại tệ, vàng, séc, hối phiếu, các giấy tờ có giá… và mỗi quốc gia trong nền kinh tế thế giới đều có một đồng tiền riêng lưu hành theo luật pháp riêng của quốc gia đó, các đồng tiền không phải do ngân hàng trung ương của quốc gia đó phát hành thì được xem là ngoại tệ. Theo quan điểm chung, ngoại tệ (foreign currency) được hiểu là đồng tiền nước ngoài (hay nói cách khác, đây là thuật ngữ dùng để chỉ đồng tiền của nước này đối với nước khác, được chi trả trực tiếp hoặc thông qua đồng tiến thứ ba trong thanh toán quốc tế).
Tại
“a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ); (Điểm a, Khoản 1 Điều 4)
Như vậy, theo quy định trên thì ngoại tệ không chỉ là đồng tiền của quốc gia khác mà còn là những đồng tiền chung của nhiều quốc gia như EUR của Liên minh Châu Âu (EU) hoặc đồng tiền chung của liên minh khác thỏa mãn điều kiện theo pháp luật quy định là phải được sử dụng làm công cụ thanh toán trong khu vực và trong thanh toán quốc tế.
Và cũng theo
2. Hoạt động quản lý ngoại tệ của Nhà nước:
Quản lý ngoại tệ là hệ thống kiểm soát luồng ngoại tệ nhập vào hoặc chuyển ra khỏi một đất nước. Quản lý nhà nước về ngoại tệ thể hiện các nguyên tắc điều chỉnh hoạt động ngoại tệ để đạt tới mục tiêu cuối cùng là tạo lập thế cân bằng ổn định cho cán cân thanh toán quốc tế. Trong quản lý kinh tế, Chính phủ thường ban hành các chính sách nhằm khơi thông hoặc hạn chế luồng tiền nhằm thực hiện chính sách phát triển kinh tế của quốc gia trong từng thời kỳ. Như vậy, quản lý ngoại tệ là việc nhà nước áp dụng các chính sách, các biện pháp tác động vào quá trình nhập.
Để thực hiện quản lý ngoại tệ, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ quản lý ngoại tệ khác nhau như công cụ pháp luật, công cụ hành chính và công cụ kinh tế…. Thông qua các công cụ quản lý, Nhà nước tác động vào các đối tượng quản lý để định hướng và điều chỉnh các hoạt động ngoại hối nhằm đạt tới mục đích quản lý đã đặt ra.
Hoạt động quản lý ngoại tệ mang những đặc trưng rõ nét và khác biệt so với các hoạt động quản lý nhà nước khác, cụ thể là:
Thứ nhất, chủ thể quản lý ngoại tệ là những cơ quan nhà nước có chuyên môn và nghiệp vụ chuyên sâu về quản lý kinh tế, đặc biệt là quản lý đối với ngoại tệ. Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa ngày một đa dạng và phức tạp, không chỉ gói gọn trong một quốc gia, một vùng lãnh thổ mà còn có sự hợp tác đa phương hóa, liên thông với nhiều thị trường trên thế giới. Vì vậy, hoạt động quản lý ngoại tệ đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước về ngoại tệ phải là cơ quan chuyên trách, có hệ thống quản lý chặt chẽ, đội ngũ nhân sự đầy đủ năng lực và trình độ nghiệp vụ, kiến thức chuyên sâu về hoạt động liên quan đến ngoại tệ, thị trường ngoại tệ, quản lý ngoại tệ. Hiện nay, ở Việt Nam quy định về cơ quan này là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thứ hai, đối tượng của quản lý ngoại tệ là các chủ thể có hoạt động ngoại tệ trong nền kinh tế. Hay nói theo cách khác, đối tượng của quản lý ngoại tệ thực chất là hành vi của các chủ thể có tham gia vào hoạt động ngoại tệ, chứ không phải là bản thân ngoại tệ. Thông qua việc điều tiết bằng pháp luật và bằng các công cụ khác đối với hành vi của các chủ thể tham gia hoạt động ngoại tệ, nhà nước sẽ kiểm soát được nguồn ngoại tệ trong nước cũng như hoạt động ngoại tệ vào, ra khỏi lãnh thổ quốc gia, từ đó đạt được các mục tiêu cơ quan của quản lý ngoại tệ. Thông thường, quản lý Nhà nước về ngoại tệ được quy định theo hai nhóm đối tượng là người cư trú và người không cư trú.
Và phương thức quản lý ngoại tệ là sự phối hợp của nhiều biện pháp và công cụ khác nhau như biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế, các công cụ tài chính tiền tệ, trong đó, biện pháp chủ yếu nhất là biện pháp kinh tế. Hoạt động ngoại tệ là một trong những hoạt động kinh tế có mối liên hệ với nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô như tỷ giá hối đoái, thị trường ngoại hối, trạng thái ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát,… và chịu tác động của các quy luật kinh tế như quy luật cung- cầu, quy
3. Chuyển ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam:
Tại Pháp lệnh Ngoại hối năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định như sau:
“2. Ngoại tệ của người cư trú là cá nhân ở Việt Nam thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được sử dụng cho mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép; trường hợp là công dân Việt Nam thì được gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép.” (Khoản 2 Điều 8)
Theo quy định này, thì pháp luật không hạn chế việc chuyển ngoại tệ từ nước ngoài vào Việt Nam với mục đích cất giữ, mang theo người, gửi vào tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng.
Quy định trên cũng được quy định tại Điều 6. Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam
“1. Người cư trú là tổ chức có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín dụng được phép.
2. Người cư trú là cá nhân có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều được gửi vào tài khoản ngoại tệ hoặc rút tiền mặt để sử dụng cho các mục đích quy định tại Điều 13 Nghị định này.”
Theo đó, Điều 13. Sử dụng ngoại tệ tiền mặt của cá nhân
“1. Người cư trú, người không cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, chuyển, mang ra nước ngoài theo các quy định tại Nghị định này, thanh toán cho các đối tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt.
2. Người cư trú là công dân Việt Nam được sử dụng ngoại tệ tiền mặt để gửi tiết kiệm ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng đồng tiền đã gửi.”
Như vậy, pháp luật không có quy định về điều kiện cấm gửi ngoại tệ từ nước ngoài về Việt Nam, nên đối với yêu cầu tư vấn, thì nếu khách hàng đáp ứng đúng các quy định của pháp luật thì anh trai hoặc các người thân khác của khách hàng có thể gửi ngoại tệ về Việt Nam cho khách hàng.
Về số tiền có thể gửi về, thì hiện nay vẫn không có quy định nào quy định cụ thể về số tiền giới hạn khi gửi qua tài khoản ngân hàng, mà mỗi quốc gia có một hạn mức chuyển tiền ra nước ngoài riêng. Số tiền tối đa có thể chuyển phụ thuộc vào các quy định và luật trong dịch vụ ngân hàng của nước, bang hoặc vùng lãnh thổ và phụ thuộc vào chính sách và quy định của bản thân mỗi ngân hàng hoặc công ty chuyển tiền. Và các thủ tục chuyển tiền được thực hiện theo thủ tục của ngân hàng, quốc gia nơi chuyển tiền về Việt Nam.