Góp vốn đầu tư giữa cá nhân trong nước với cá nhân người nước ngoài. Các hình thức đầu tư mà cá nhân nước ngoài được thực hiện khi đầu tư tại Việt Nam.
Góp vốn đầu tư giữa cá nhân trong nước với cá nhân người nước ngoài. Các hình thức đầu tư mà cá nhân nước ngoài được thực hiện khi đầu tư tại Việt Nam.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Sắp tôi tôi có dự định kinh doanh và tôi muốn góp vốn với một người bạn Ấn Độ để thực hiện dự án đó tại Việt Nam. Chúng tôi chỉ là những cá thể góp vốn lại với nhau, không phải công ty. Vậy luật sư cho tôi hỏi theo pháp luật Việt Nam thì có được góp vốn kinh doanh với người nước ngoài không? Xin cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung tư vấn.
Theo thông tin bạn cung cấp thì hiện nay ban và một người bạn nước ngoài (người Ấn độ) để thực hiện một dự án tại Việt Nam. Để xác định việc góp vốn kinh doanh của bạn với người nước ngoài có hợp pháp hay không, thì cần xem xét các khía cạnh sau:
Hiện nay theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể là
Đồng thời, cũng theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2014 thì nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam thì chỉ được thực hiện việc đầu tư dưới các hình thức sau:
– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế
– Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Trong đó, đối với mỗi hình thức đầu tư thì Luật Đầu tư năm 2014 có quy định cụ thể như sau:
Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế: Tổ chức kinh tế được hiểu là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh (theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014). Việc nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư thông qua tổ chức kinh tế nên không bao gồm việc đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp hoặc đầu tư theo hợp đồng.
Trong trường hợp cụ thể của bạn, thì bạn và người bạn của mình là hai cá thể góp vốn cùng nhau thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, nên theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014. Tuy nhiên, bạn không muốn cùng thành lập tổ chức kinh tế nên không áp dụng hình thức thành lập tổ chức kinh tế.
Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế.
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Luật Đầu tư năm 2014 nhà đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế được thực hiện như sau:
"Điều 25. Hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
1. Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn vào tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần;
b) Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
2. Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông;
b) Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn;
c) Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh;
d) Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
3. Việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo các hình thức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải đáp ứng điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 22 của Luật này."
Đồng thời theo quy định tại Điều 26 Luật Đầu tư năm 2014, Điều 46 Nghị định 118/2015/NĐ- CP thì nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện việc đầu tư tại Việt Nam theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế thì không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP
Hợp đồng PPP là ký hiệu viết tắt của hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014, và được hiểu đây là loại hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư.
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Đầu tư năm 2014 thì việc nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công. Về lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 15/2015/NĐ- CP.
Đối với việc đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP này thì trong trường hợp, bạn và người bạn nước ngoài lựa chọn hình thức này thì hai bạn phải đáp ứng các điều kiện: có dự án, và phải trực tiếp ký kết hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu hai bạn là cá nhân riêng lẻ và dự án mà các bạn thực hiện không phải là dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc dịch vụ công thì hai bạn không thể thực hiện đầu tư theo hình thức này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: 1900.6568
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Hợp đồng BCC còn được gọi là hợp đồng hợp tác kinh doanh và được hiểu là loại hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế (khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2014).
Và theo quy định tại Điều 28 Luật Đầu tư năm 2014 thì:
"Điều 28. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
1. Hợp đồng BCC được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
3. Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận."
Như vậy, đối chiếu quy định với tình huống cụ thể của bạn, thì bạn và người nước ngoài là những cá nhân riêng lẻ, đang muốn góp vốn để thực hiện một dự án tại Việt Nam tuy nhiên bạn lại không muốn thành lập công ty có thể lựa chọn một trong các hình thức đầu tư sau:
– Góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC
Hai bạn cần căn cứ vào hoàn cảnh thực tế của mình và nguyện vọng và các quy định của pháp luật về đầu tư để lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp.