Gia đình văn hóa là tiêu chuẩn của xã hội hiện nay. Vậy làm sao để xây dựng một gia đinh văn hóa? Mỗi học sinh cần làm gì để xây dựng được gia đình văn hóa? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của minh minh để nắm bắt được nhé.
Mục lục bài viết
1. Gia đình văn hóa là gì?
Được Chính phủ đề xuất từ nhiều năm nay, Gia đình văn hóa được coi là chỉ tiêu riêng ở tổ dân phố, phường, xã nhằm thúc đẩy việc hình thành nếp sống văn minh, đạo đức ở các địa phương nhỏ và cao hơn là hình thành làng văn hóa, tổ dân phố văn hóa… Với những gia đình đạt tiêu chuẩn xét duyệt thì được công nhận gia đình văn hóa, có giấy khen tặng cho mỗi gia đình.
2. Xây dựng gia đình văn hóa là gì?
Xây dựng gia đình văn hóa là một hoạt động sôi nổi và từ lâu đã trở thành phong trào thi đua không chỉ trong các gia đình mà còn lan rộng khắp các huyện, thị xã, thành phố. Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi cá nhân trong gia đình phải sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội, đồng thời bài trừ những hiện tượng xấu, có ảnh hưởng xấu đến cộng đồng. Đặc biệt, mỗi cá nhân cần thực hiện tốt các nếp sống văn minh, thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội, làm những công việc trong khả năng của mình để giúp ích cho gia đình và cộng đồng xung quanh.
Xây dựng gia đình văn hóa không phải là chạy theo lối sống mới, hiện đại mà quên đi những giá trị cũ. Xây dựng gia đình văn hóa còn là việc góp phần phát huy tốt những giá trị đạo đức của một gia đình truyền thống bao đời nay, đi đôi với việc có ý thức tiếp thu những phong trào, trào lưu mới đang có sức ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, xã hội một cách tích cực.
3. Góp phần xây dựng gia đình văn hóa học sinh cần phải làm gì?
Để xây dựng gia đình văn hóa, mỗi bạn học sinh cần phải góp phần sức của mình cùng với gia đình, các bạn có thể làm những việc như:
– Luôn ngoan ngoãn, nghe lời và lễ phép với cha mẹ, người lớn.
– Khi ở trường luôn lễ phép với thầy cô, hòa đồng với bạn bè.
– Luôn tự giác trong học tập, có ý thức phấn đấu đạt kết quả học tập tốt để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô.
– Khi gia đình xảy ra mâu thuẫn phải biết khuyên giải cha mẹ để giúp gia đình vui vẻ, hòa thuận.
– Không làm những điều sai trái gây ảnh hưởng đến gia đình và xã hội.
– Tuyệt đối không thực hiện các hành vi trái phạm pháp luật.
– Mỗi học sinh cần phải làm tròn bổn phận, trách nhiệm của mình trong gia đình.
– Luôn giữ nếp sống lành mạnh và giản dị, không sa vào các tệ nạn xã hội.
4. Tiêu chuẩn gia đình văn hóa là gì?
Gia đình văn hóa là danh hiệu mà nhiều gia đình luôn khao khát có được. Để trở thành Gia đình văn hóa và được công nhận là Gia đình văn hóa cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:
4.1. Gia đình ấm no, hoà thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh, hạnh phúc:
- Gia đình có kinh tế ổn định, luôn hòa thuận, có kỉ cương nề nếp nghiêm, không ai vướng phải các tệ nạn xã hội
- Luôn giữ nếp sống văn minh, giữ gìn và phát huy thuần phong mỹ tục, không sử dụng những văn hóa phẩm cấm lưu hành theo quy định của nhà nước
- Tất cả trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường và đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên
- Mỗi người trong gia đình phải có ý thức, chăm lo rèn luyện sức khỏe, vệ sinh phòng bệnh.
4.2. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân:
- Các thành viên trong gia đình luôn đảm bảo thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đề ra
- Luôn có ý thức giữ gìn an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, và luôn đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường cùng nếp sống văn hóa nơi công cộng
- Tham gia bảo vệ, sửa chữa và nâng cấp các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh của địa phương để giúp quê hương phát triển bền vững.
4.3. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình:
- Để đảm bảo chính sách kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình phải có kế hoạch sinh con phù hợp
- Luôn vạch sẵn kế hoạch phát triển kinh tế, làm giàu cho gia đình và góp phần làm giàu cho quê hương, đất nước.
- Đối với tiêu dùng cần phải hợp lý, tiết kiệm, không nên sử dụng bừa bãi, lãng phí.
4.4. Đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư:
- Phải luôn giữ tinh thần đoàn kết với cộng đồng dân cư, tương trợ, quan tâm lẫn nhau trong các hoạt động sản xuất, khi khó khăn, vất vả.
- Khi xảy ra các vụ tranh chấp ở khu dân cư phải sẵn sàng đứng ra làm người hòa giải.
- Luôn đi đầu trong các phong trào từ thiện, xây dựng khu phố ổn định, giàu đẹp, khuyến khích các gia đình khác cùng tham gia
- Bên cạnh đó, để đạt danh hiệu gia đình văn hóa cao hơn do Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương công nhận thì mỗi hộ gia đình cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn khác do Uỷ ban nhân dân nơi đó quy định.
5. Ý nghĩa của Gia đình văn hóa là gì?
Có thể nói, gia đình hạt nhân là những tế bào nhỏ để hình thành nên một xã hội, một cộng đồng lớn. Gia đình đóng vai trò quan trọng, quyết định trong việc xây dựng và có ảnh hưởng không nhỏ đối với mỗi cá nhân. Gia đình là nơi nuôi dưỡng, giáo dục mỗi người sống có ý thức, có đạo đức và cống hiến cho xã hội.
Gia đình văn hóa được xây dựng để mỗi thành viên trong gia đình có sự nỗ lực, cố gắng trong mọi hoạt động, thay đổi về suy nghĩ, nhận thức để sống tốt hơn, có ích hơn. Có như vậy xã hội mới ổn định và phát triển.
Mọi xã hội đều được hình thành từ tập hợp của nhiều gia đình, trong đó có các cá nhân. Xây dựng gia đình văn hóa, có lối sống lành mạnh sẽ tạo nên những con người chuẩn mực, tạo nên một xã hội tốt đẹp hơn. Ngoài việc xây dựng gia đình văn hóa còn là việc làm giúp phát triển tốt nề nếp gia phong, giữ gìn bản sắc làng xã.
Văn hóa gia đình ngày nay đã trở nên quen thuộc với mỗi cá nhân. Tuy nhiên hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm nhiều người hiểu thế nào là gia đình văn hóa, hiểu rõ hơn về những tiêu chí để phấn đấu thúc đẩy xã hội phát triển.
6. Các câu Danh ngôn về hạnh phúc gia đình hay nhất:
– Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ là món quà quý giá nhất mà con được tặng từ khi mới chào đời.
– Gia đình là trường học của lòng khoan dung, vì nó luôn tồn tại và dạy chúng ta cách sống với những người khác.
– Cha mẹ không mong đợi con cái trả công nuôi dưỡng nhưng có bao giờ những đứa con quý trọng sự hy sinh vô điều kiện này của cha mẹ chưa?
– Gia đình là nơi không ai bỏ rơi ai và yêu thương ai đó vô điều kiện.
– Gia đình là sự nghiệp cuối cùng. Tất cả mọi sự nghiệp khác đều phục vụ cho một mục đích – đó chính là gia đình.
– Có một nơi để về đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc.
– Người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về.
– Hạnh phúc của người mẹ giống như đèn hiệu, soi sáng tương lai nhưng cũng phản chiếu lên quá khứ trong vỏ ngoài của những ký ức yêu thương.
– Chúng ta thường hay coi trọng những thứ xung quanh, và thường mơ ước đến những thứ không thể với tới được nhưng lại không quan tâm đến những điều gần gũi nhất.
– Người ta càng làm nhiều, thấy nhiều và cảm nhận nhiều, người ta càng có thể làm được nhiều, và càng biết đánh giá chân thực về những điều cơ bản như gia đình, tình yêu và thấu hiểu sự đồng hành. (Amelia Earhart)