Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục đạt được nhiều bước phát triển tích cực trên thị trường quốc tế, đời sống người dân được nâng cao do thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài được ghi nhận thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài:
Trước hết, pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài là khái niệm để chỉ cá nhân có quốc tịch nước ngoài và tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam và tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Trước đây, căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Luật đầu tư năm 2014 có quy định, nhà đầu tư nước ngoài được quyền sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong các tổ chức kinh tế, ngoại trừ các trường hợp sau đây:
– Trong các công ty niêm yết, loại hình công ty đại chúng, trong các tổ chức kinh doanh chứng khoán, các quỹ đầu tư chứng khoán, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tuân thủ theo quy định của pháp luật về chứng khoán;
– Trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo nhiều hình thức khác nhau, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa và chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước;
– Nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được thực hiện theo quy định khác của các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Tuy nhiên hiện nay, Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 đã bãi bỏ quy định này. Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về hình thức góp vốn, mua cổ phần và mua phần vốn góp. Cụ thể:
– Nhà đầu tư được quyền góp vốn vào các tổ chức kinh tế theo các hình thức sau đây:
+ Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc mua cổ phần phát hành thêm của loại hình công ty cổ phần;
+ Góp vốn vào loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc loại hình công ty hợp danh;
+ Góp vốn vào các tổ chức kinh tế khác không thuộc các trường hợp nêu trên.
Nhà đầu tư mua cổ phần, mua phần vốn góp của các tổ chức kinh tế thông qua các hình thức dưới đây:
+ Mua cổ phần của loại hình công ty cổ phần từ công ty hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần đó;
+ Mua phần vốn góp của các thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên trong công ty trách nhiệm hữu hạn đó;
+ Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn trong công ty hợp danh đó;
+ Mua phần vốn góp của các thành viên trong tổ chức kinh tế khác không thuộc các loại hình công ty nêu trên.
– Đồng thời, hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài cũng được quy định cụ thể tại khoản 10 Điều 17 của Nghị định 31/2021/NĐ-CP, trong đó, hạn chế về tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được thực hiện theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư, được áp dụng cụ thể như sau:
– Trong trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế và thuộc đối tượng áp dụng của một điều ước quốc tế hoặc nhiều điều ước quốc tế về đầu tư thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài trong các tổ chức kinh tế đó sẽ không được vượt quá tỷ lệ cao nhất theo quy định của một điều ước quốc tế có quy định cụ thể về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành/nghề cụ thể;
– Trong trường hợp nhiều nhà đầu tư nước ngoài thuộc cùng một nước hoặc thuộc cùng một vùng lãnh thổ thực hiện thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào các tổ chức kinh tế thì tổng tỷ lệ sở hữu của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài đó không được phép vượt quá tỷ lệ sở hữu theo quy định tại điều ước quốc tế trong lĩnh vực đầu tư áp dụng đối với các nhà đầu tư đó;
– Đối với loại hình công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư, công ty đầu tư chứng khoán theo quy định của pháp luật về chứng khoán, trong trường hợp pháp luật về chứng khoán không có ghi nhận cụ thể về tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ được thực hiện theo quy định như sau: Đối với công ty đại chúng thì tỷ lệ sở hữu vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài là 50%, đối với loại hình công ty chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán hoặc quỹ đầu tư chứng khoán thì tỷ lệ sở hữu vốn đối với nhà đầu tư nước ngoài lên tới 100%;
– Trong trường hợp tổ chức kinh tế có nhiều ngành nghề kinh doanh mà điều ước quốc tế trong lĩnh vực đầu tư có quy định khác nhau về tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài, khi tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại các tổ chức kinh tế đó không được phép vượt quá hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với ngành nghề có hạn chế về tỷ lệ sở hữu nước ngoài thấp nhất.
Theo đó, tỷ lệ sở hữu vốn của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được thực hiện và căn cứ vào điều ước quốc tế trong lĩnh vực đầu tư.
2. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn có cần xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Văn bản hợp nhất Luật đầu tư năm 2022 có quy định về các trường hợp thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Theo đó:
– Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm: dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài phải dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế;
– Trường hợp không cần phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm: dự án đầu tư của các nhà đầu tư trong nước, dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Văn bản hợp nhất luật đầu tư năm 2022, đầu tư dưới hình thức góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc mua phần vốn góp của các tổ chức kinh tế;
– Đối với các dự án đầu tư căn cứ theo quy định tại Điều 30, Điều 31, Điều 32 của Văn bản hợp nhất luật đầu tư năm 2022, nhà đầu tư trong nước và các tổ chức kinh tế sẽ được quyền triển khai thực hiện dự án đầu tư này sau khi nhận được sự chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó thì có thể nói, chỉ khi thuộc một trong những trường hợp sau đây thì mới phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
– Dự án đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài;
– Dự án đầu tư của các tổ chức kinh tế căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Văn bản hợp nhất luật đầu tư năm 2022.
Theo đó thì có thể nói, khi đầu tư thông qua hình thức thực hiện dự án đầu tư, thì các nhà đầu tư nước ngoài bắt buộc phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Còn đối với trường hợp đầu tư thông qua hình thức góp vốn thì thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sẽ không được coi là một trong những thủ tục bắt buộc.
3. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Văn bản hợp nhất luật đầu tư năm 2022 có quy định về thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần và mua phần vốn góp. Theo đó, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đó tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện;
– Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến hiện tượng nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của các nhà đầu tư nước ngoài dưới 50% hoặc bằng 50% lên 50%, tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của các nhà đầu tư nước ngoài khi các nhà đầu tư nước ngoài đó đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ;
– Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của các tổ chức kinh tế có giấy chứng nhận quyền sở hữu đất tại các xã biên giới, các khu vực ven biển, khu vực có ảnh hưởng đến nền quốc phòng an ninh của quốc gia.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư;
–
THAM KHẢO THÊM: