Giấy tờ ô tô gồm những gì? Không mang giấy tờ ô tô phạt bao nhiêu tiền? Một số lưu ý lái xe ô tô an toàn, đúng pháp luật?
Khi xã hội ngày càng phát triển, kéo theo đó đời sống của người dân cũng ngày một tăng cao. Chính vì vậy mà phương tiện tham gia giao thông bằng ô tô cũng ngày càng được sử dụng rộng rãi. Theo quy định của pháp luật người điều khiển ô tô khi tham gia giao thông bắt buộc phải mang đầy đủ các loại giấy tờ xe ô tô. Trường hợp vi phạm sẽ bị phạt tiền, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe và giam giữ xe.
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải, giao thông đường bộ, đường sắt, hàng không dân dụng.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Giấy tờ xe ô tô gồm những gì?
Theo Khoản 2 Điều 58
- Giấy phép lái xe của người điều khiển xe
- Giấy đăng ký xe ô tô
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (Sổ đăng kiểm xe ô tô)
- Trong trường hợp mua xe ô tô trả góp thì người điều khiển xe phải cung cấp giấy tờ bản gốc do phía ngân hàng cung cấp để thay thế cho Giấy đăng ký xe.
Người điều khiển xe lưu ý theo Điều 3
2. Không mang đủ các giấy tờ xe ô tô phạt bao nhiêu?
Việc mang đầy đủ giấy tờ theo quy định khi tham gia giao thông là rất quan trọng. Nếu cảnh sát giao thông hoặc ác lực lượng chức năng kiểm tra hành chính hoặc giữ xe vì lỗi vi phạm, người lái xe sẽ phải xuất trình giấy tờ. Khi đó, nếu không có đủ các giấy tờ quy định thì người lái sẽ bị xử phạt. Theo quy định tại
- Giấy phép lái xe của người điều khiển xe:
- Nếu không có giấy phép lái xe, hoặc sử dụng giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng giấy phép lái xe bị tẩy xóa, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 10.000.000 – 12.000.000 theo điểm b khoản 8 Điều 21 (sửa đổi bởi điểm b khoản 9 Điều 21 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
- Nếu không mang theo giấy phép lái xe, người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng theo điểm a khoản 3 Điều 21, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 8 điều này (sửa đổi bởi điểm b khoản 8 Điều 21 Nghị định 123/100/NĐ-CP). Theo đó, nếu người lái xe có Giấy phép lái xe quốc tế được cấp bởi các quốc gia tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 (trừ giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo sẽ bị phạt từ 5.000.000 – 7.000.000 đồng.
- Giấy đăng ký xe:
- Nếu không có Giấy đăng ký xe theo quy định hoặc sử dụng Giấy đăng ký xe đã hết hạn sử dụng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc); người điều khiển ô tô bị phạt từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 16.
- Nếu không mang theo Giấy đăng ký xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), người điều khiển ô tô sẽ bị phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng, theo điểm b khoản 3 Điều 21.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
- Nếu người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực sẽ bị phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng theo điểm b khoản 4 Điều 21.
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (Sổ đăng kiểm xe ô tô):
- Theo điểm c khoản 3 Điều 21, phạt tiền từ 200.000 – 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định, kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
- Nếu Giấy chứng nhận hoặc tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 01 tháng (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), người điều khiển ô tô sẽ bị phạt từ 3.000.000 – 4.000.000 đồng, quy định tại điểm a khoản 5 Điều 16 Nghị định 123/100/NĐ-CP.
Như vậy, những người tham gia giao thông bằng ô tô cần phải mang những loại giấy tờ: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự, giấy kiểm định an toàn chất lượng kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. Trường hợp người điều khiển xe không mang loại giấy tờ nào sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật đã nêu trên.
3. Những lưu ý lái xe ô tô an toàn, đúng pháp luật:
Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe ô tô cần tuân thủ theo đúng quy định của Luật giao thông đường bộ để đảm bảo an toàn và không bị Cảnh sát giao thông xử phạt. Theo đó, Luật giao thông đường bộ 2008 quy định như sau để người lái điều khiển xe an toàn:
Vượt xe phải báo hiệu bằng còi hoặc đèn:
Theo Luật giao thông đường bộ 2008:
- Khoản 1 Điều 14 quy định người điều khiển xe xin vượt xe khác phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được sử dụng đèn để báo hiệu xin vượt.
- Khoản 2 điều 14 quy định xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường xin vượt, xe chạy trước không có tín hiệu báo vượt xe khác và xe phía trước đã tránh về phía bên phải.
- Khoản 3 Điều 14 quy định khi có xe xin vượt, người điều khiển phương tiện phía trước phải chủ động giảm tốc độ, đi sát về phía bên phải của phần đường xe chạy để nhường xe phía sau vượt qua nếu đủ điều kiện an toàn.
Những nơi không được lùi xe:
Khoản Điều 16 quy định người lái phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và đến khi thấy không có nguy hiểm mới được lùi xe. Dưới đây là 7 khu vực mà người điều khiển không được lùi xe, (theo khoản 2 Điều 16):
- Khu vực cấm dừng;
- Phần đường dành cho người đi bộ sang đường;
- Nơi đường bộ giao nhau;
- Đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
- Nơi tầm nhìn bị che khuất;
- Trong hầm đường bộ;
- Đường cao tốc.
Dừng, đỗ xe cách lề đường phố không quá 0,25m:
Khoản 1 Điều 19 quy định người điều khiển xe phải dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố bên phải theo hướng đi của mình; bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố dưới 0,25m và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Nếu đường phố hẹp thì người lái phải dừng, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20m. Ngoài ra, người lái xe lưu ý không dừng, đỗ xe ở những vị trí sau (theo khoản 2 Điều 19):
- Đường dành cho xe điện;
- Miệng cống thoát nước;
- Miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế;
- Chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước;
- Dưới lòng đường, hè phố.
Nhường đường cho xe ưu tiên
Theo khoản 1 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ, những xe dưới đây được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
- Xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
- Đoàn xe tang.
Tuy nhiên, theo Khoản 2, các xe được ưu tiên nêu trên khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông (Chính phủ quy định cụ thể tín hiệu của xe được quyền ưu tiên).
Khoản 3 điều này quy định, nếu gặp các loại xe có tín hiệu ưu tiên xin nhường đường, người lái phải chủ động giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải, nhường đường cho các phương tiện đó thuận lợi đi qua.
Nhận diện hiệu lệnh người điều khiển giao thông:
Điều 3 Luật Giao thông đường bộ quy định người điều khiển giao thông bao gồm:
- Cảnh sát giao thông (CSGT)
- Người hướng dẫn giao thông được giao nhiệm vụ điều khiển giao thông tại những nơi ùn tắc, đường đang thi công, … Những người này phải đeo băng đỏ rộng 10cm ở giữa cánh tay phải khi thực hiện nhiệm vụ.
Trong đó, hiệu lệnh của CSGT có hiệu lực cao nhất, người điều khiển phương tiện phải chấp hành kể cả trường hợp hiệu lệnh trái với chỉ dẫn vạch kẻ đường, biển báo hiệu hay đèn tín hiệu.
Theo khoản 2 Điều 10, những hiệu lệnh cơ bản của người điều khiển giao thông bao gồm:
- Tay giơ thẳng: Người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;
- Hai tay hoặc một tay dang ngang: Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau của người điều khiển giao thông phải dừng lại, người tham gia giao thông bên phải và bên trái của người điều khiển được đi;
- Tay phải giơ về phía trước: Người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển được rẽ phải, người tham gia giao thông ở bên trái người điều khiển được đi tất cả các hướng, người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
Sau khi nắm được giấy tờ xe ô tô gồm những gì, người điều khiển xe ô tô khi tham gia giao thông cần phải mang đầy đủ 4 loại giấy tờ này bao gồm: giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự và giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới. Ngoài ra, người lái xe cũng phải tuân thủ theo quy định của Luật giao thông để lái xe an toàn.