Hiện nay, Công dân Việt Nam có nhu cầu xuất nhập cảnh sang các quốc gia khác thì phải có giấy tờ xuất nhập cảnh do cơ quan thẩm quyền ban hành, trong đó phải kể đến giấy thông hành. Để sử dụng được giấy tờ này thì chỉ có một số trường hợp nhất định mới được cấp và chỉ được dùng trong thời gian nhất định. Vậy giấy thông hành có giá trị hiệu lực trong bao nhiêu lâu?
Mục lục bài viết
1. Giấy thông hành có giá trị hiệu lực trong bao nhiêu lâu?
Giấy thông hành là một trong những loại giấy tờ được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam với mục đích là để cá nhân này có thể tự do qua lại biên giới, việc cấp giấy thông hành sẽ chỉ được thực hiện theo điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước có chung đường biên giới (Nội dung này hiện được quy định tại khoản 5 Điều 2 Văn bản hợp nhất 29/VBHN-VPQH 2023 Luật Xuất cảnh của công dân Việt Nam);
Hiện nay, theo Điều 6 Văn bản hợp nhất 29/VBHN-VPQH 2023 Luật Xuất cảnh của công dân Việt Nam quy định về giấy tờ xuất nhập cảnh, theo đó Giấy tờ xuất nhập cảnh bao gồm các loại giấy tờ sau:
– Cá nhân đủ điều kiện để được cấp hộ chiếu ngoại giao;
– Trong một số trường hợp có thể sử dụng hộ chiếu công vụ;
– Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà dùng hộ chiếu phổ thông chứng minh đủ điều kiện để xuất nhập cảnh;
– Ngoài ra, cũng tồn tại cả giấy thông hành;
– Phải kể đến các giấy tờ khác theo quy định tại điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Đối với người chưa thành niên thì hoàn toàn có thể dùng hộ chiếu có gắn chíp điện tử hoặc không gắn chíp điện tử cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên. Hộ chiếu không gắn chíp điện tử được cấp cho công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi hoặc cấp theo thủ tục rút gọn…
Có thể thấy, giấy thông hành cũng có giá trị hỗ trợ cho việc xuất nhập cảnh của công dân nhưng cũng cần biết rằng thời hạn để sử dụng giấy tờ này chỉ có trong thời gian nhất định không phải vĩnh viễn. Căn cứ theo Điều 7 Văn bản hợp nhất 29/VBHN-VPQH 2023 Luật Xuất cảnh của công dân Việt Nam quy định về thời hạn của giấy tờ xuất nhập cảnh, như sau:
– Cá nhân nếu có nhu cầu sử dụng hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ để đi lại thì sẽ chỉ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; Khi hết hạn quy định thì pháp luật cho phép được gia hạn một lần không quá 03 năm.
– Còn đối với thời hạn của hộ chiếu phổ thông sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của người yêu cầu gia hạn, cụ thể:
+ Hộ chiếu phổ thông được cơ quan có thẩm quyền cấp cho người từ đủ 14 tuổi trở lên có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
+ Còn đối với trường hợp hộ chiếu phổ thông cấp cho người chưa đủ 14 tuổi sẽ chỉ được sử dụng tự do trong thời hạn 05 năm và không được gia hạn thêm bất kỳ lần nào;
– Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn.
– Đặc biệt, khi sử dụng giấy thông hành thì cá nhân sẽ chỉ được dùng thời hạn không quá 12 tháng và khi đã hết hạn thì phải lập mới hoàn toàn, pháp luật không cho phép gia hạn;
Với nội dung đã trình bày thì giấy thông hành có thời hạn không quá 12 tháng và khi đã hết hạn thì sẽ không được gia hạn.
2. Ai là người được cấp giấy thông hành?
Để được cấp giấy thông hành thì cá nhân cần phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn nhất định. Điều này cũng tạo điều kiện cho việc kiểm soát các hoạt động của công dân Việt Nam. Theo Điều 19 Văn bản hợp nhất 29/VBHN-VPQH 2023 Luật Xuất cảnh của công dân Việt Nam thì chỉ có một số đối tượng được cấp giấy thông hành như sau:
– Đầu tiên cần được nhắc đến là công dân Việt Nam đang cư trú ở đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng thì mới được cơ quan có thẩm quyền xem xét cấp giấy thông hành;
– Đối tượng đang là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng;
– Cá nhân đang là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở trung ương, địa phương khác, nhưng phải đảm bảo rằng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở trung ương, địa phươngnhưng có trụ sở đóng tại tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng;
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 4 Nghị định 76/2020/NĐ-CP cũng có ghi nhận các quy định cụ thể về đối tượng được cấp giấy thông hành như sau:
– Một số đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam – Campuchia gồm: Nếu yêu cầu cấp giấy thông hành được cán bộ, công chức, viên chức, công nhân đang làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Campuchia có yêu cầu, mà đặc biệt các cá nhân này được cử sang tỉnh biên giới đối diện của Campuchia công tác;
– Liên quan đến việc cấp giấy thông hành sang nước Lào thì đối tượng được cấp giấy thông hành biên giới Việt Nam – Lào là:
+ Đối tượng đang là công dân Việt Nam có hộ khẩu thường trú tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào;
+ Bên cạnh đó, công dân Việt Nam không có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh có chung đường biên giới với Lào nhưng làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có trụ sở tại tỉnh có chung đường biên giới với Lào cũng sẽ có quyền được đề nghị cấp giấy xuất nhập cảnh này;
– Cá nhân có mong muốn xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc một cách hợp pháp thì chỉ được đồng ý nếu thuộc trường hợp sau:
+ Cá nhân mang quốc tịch Việt Nam phải đảm bảo là thường trú tại các xã, phường, thị trấn tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc thì mới quyền được đề nghị;
+ Có thể kể đến cả các cán bộ, công chức làm việc tại các cơ quan nhà nước có trụ sở đóng tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh của Việt Nam tiếp giáp đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc được cử sang vùng biên giới đối diện của Trung Quốc để công tác cũng được thực hiện quyền này.
Với các quy định nêu trên thì người được cấp giấy thông hành bao gồm cơ bản các cá nhân sau đây:
– Đối tượng đang là công dân Việt Nam, có nơi cư trú ở đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng;
– Có thể kể đến người đang là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng.
– Cuối cùng các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở trung ương, địa phương khác nhưng có trụ sở đóng tại tỉnh có chung đường biên giới với nước láng giềng.
3. Cần làm gì để có thể xin cấp giấy thông hành:
Cá nhân thuộc đối tượng được cấp giấy thông hành thì có thể chuẩn bị những giấy tờ được nêu dưới đây để được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Những giấy tờ này được hướng dẫn trong Điều 5 Nghị định 76/2020/NĐ-CP, cụ thể:
– Cá nhân cần chuẩn bị 01 tờ khai, được thực hiện theo Mẫu M01 điền đầy đủ thông tin cơ bản đã được hướng dẫn. Tờ khai của các trường hợp dưới đây thì thực hiện như sau:
+ Cá nhân thuộc trường hợp được quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định này thì phải đảm bảo thêm yếu tố là có thêm sự xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp quản lý trong tờ khai chuẩn bị;
+ Đối tượng bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi thì khi chuẩn bị tờ khai sẽ được thực hiện bởi cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khai, đồng thời cũng phải ký tên, hoàn thiện việc xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của Trưởng công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú;
– Cá nhân chưa đủ 16 tuổi khi có đề nghị cấp chung giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc với cha hoặc mẹ thì tờ khai phải do cha hoặc mẹ khai và ký tên;
– Cần bổ sung thêm được 02 ảnh chân dung, cỡ 4cm x 6cm. Xét đến trường hợp người chưa đủ 16 tuổi đề nghị cấp chung giấy thông hành với cha hoặc mẹ thì phải dán 01 ảnh 3 cm x 4cm của trẻ em đó vào tờ khai và nộp kèm 01 ảnh 3 cm x 4cm của trẻ em đó để dán vào giấy thông hành.
– Đồng thời sẽ gửi kèm theo giấy tờ khác đối với các trường hợp dưới đây:
+ Gửi kèm theo 01 bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;
+ Phải có thêm 01 bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh người đại diện theo pháp luật đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
– Có thể gửi kèm theo giấy thông hành đã được cấp, nếu còn giá trị sử dụng;
– Bên cạnh đó cũng cần có thêm
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất 29/VBHN-VPQH 2023 Luật Xuất cảnh của công dân Việt Nam;
– Nghị định số 76/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành.
THAM KHẢO THÊM: