Xuất bản là một trong những lĩnh vưc kinh doanh có điều kiện và phải được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền. Vậy giấy phép xuất bản là gì? Quy định thủ tục đăng ký xuất bản?
Mục lục bài viết
1.Giấy phép xuất bản là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4
Điều 22
Như vậy, có thể hiểu giấy phép xuất bản chính là một tài liệu pháp lý được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp cho cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh nếu đủ điều kiện, hồ sơ.
Tài liệu không kinh doanh được cấp giấy phép xuất bản bao gồm:
– Tài liệu tuyên truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, các ngày kỷ niệm lớn và các sự kiện trọng đại của đất nước;
– Tài liệu hướng dẫn học tập và thi hành chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
– Tài liệu hướng dẫn các biện pháp phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ môi trường;
– Kỷ yếu hội thảo, hội nghị, ngành nghề của các cơ quan, tổ chức Việt Nam;
– Tài liệu giới thiệu hoạt động của các cơ quan, tổ chức nước ngoài đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
– Tài liệu lịch sử đảng, chính quyền địa phương;
– Tài liệu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương sau khi có ý kiến của tổ chức đảng, cơ quan cấp trên.
2. Quy định thủ tục đăng ký xuất bản:
Như đã phân tích ở mục trên, khi cơ quan, tổ chức xuất bản tài liệu không kinh doanh thì phải làm thủ tục xin cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh, sau khi được cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép thì mới được xuất bản tài liệu không kinh doanh. Thủ tục xin cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh (đăng ký xuất bản) được thực hiện như sau:
2.1. Chuẩn bị hồ sơ:
Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh chuẩn bị hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép;
– Hai bản thảo tài liệu in trên giấy có đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản ở trang đầu và giáp lại giữa các trang bản thảo hoặc là một bản thảo lưu trong thiết bị lưu trữ điện tử với định dạng không cho phép can thiệp, sửa đổi;
– Một bản thảo điện tử có chữ ký số của thủ trưởng cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép xuất bản, nếu tài liệu không kinh doanh xuất bản dạng điện tử;
– Giấy phép hoạt động do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với tổ chức nước ngoài (bản sao có chứng thực).
Lưu ý rằng, nếu hồ sơ có tài liệu bằng tiếng nước ngoài, tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt có đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản.
2.2. Nộp hồ sơ:
Cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh nộp hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên đến Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc Sở bằng một trong các phương thức sau:
– Nộp hồ sơ trực tiếp.
– Nộp qua đường bưu chính.
– Nộp hồ sơ trực tuyến (nộp hồ sơ qua mạng Internet), đối với phương thức nộp hồ sơ này thì:
+ Nếu nộp qua cổng dịch vụ công trực tuyến thì phải có chứng thư số của người đứng đầu cơ quan, tổ chức đề nghị cấp phép để xác nhận trên toàn bộ hồ sơ.
+ Nếu nộp qua E-mail phải là bản quét (scan) từ bản giấy có định dạng không cho phép can thiệp, sửa đổi và có chữ ký, đóng dấu như bản giấy (thực hiện theo hướng dẫn trên Cổng thông tin điện tử của Cục Xuất bản, In và Phát hành hoặc của Sở về cung cấp dịch vụ công trực tuyến).
Lưu ý, khi nộp hồ sơ thì cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh phải nộp phí thẩm định nội dung tài liệu để cấp giấy phép.
2.3. Giải quyết hồ sơ:
– Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản phải tiến hành cấp giấy phép xuất bản, đóng dấu vào ba bản thảo tài liệu và lưu lại một bản, hai bản trả lại cho các tổ chức đề nghị cấp phép.
– Trong trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Lưu ý rằng, đối với tài liệu của các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân thì cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản cấp giấy phép xuất bản sau khi đã có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng, Bộ Công an ủy quyền.
– Thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh bao gồm:
+ Bộ Thông tin và Truyền thông: có thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở trung ương và tổ chức nước ngoài;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: có thẩm quyền cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức khác mà có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở trung ương.
3. Phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản:
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 214/2016/TT-BTC quy định phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp cấp giấy phép xuất bản là:
– Tài liệu in trên giấy: 15.000 đồng/trang quy chuẩn;
– Tài liệu điện tử dưới dạng đọc: 6.000 đồng/phút;
– Tài liệu điện tử dưới dạng nghe, nhìn: 27.000 đồng/phút.
Tuy nhiên, để tháo gỡ những khó khăn do dịch Covid-19, Nhà nước ta đã ban hành những quy định về giảm mức thu phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản nhằm hỗ trợ cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh, đảm bảo an sinh xã hội. Cụ thể:
– Thông tư 43/2020/TT-BTC (đã hết hiệu lực) quy định kể từ ngày 26 tháng 5 năm 2020 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020, sẽ nộp phí bằng 50% mức thu theo đúng quy định về phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh. Theo đó, từ ngày 26/05/2020 đến hết ngày 31/12/2020 phí để thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản mà cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh phải nộp là:
+ Tài liệu in trên giấy: 7.500 đồng/trang quy chuẩn;
+ Tài liệu điện tử dưới dạng đọc: 3.000 đồng/phút;
+ Tài liệu điện tử dưới dạng nghe, nhìn: 13.500 đồng/phút.
Sau khi Thông tư 43/2020/TT-BTC hết hiệu lực, Bộ Tài chính đã ban hành thêm 02 Thông tư trong thời điểm còn đại dịch Covid-19, cả 02 Thông tư đó đều quy định về vấn đề nộp phí thẩm định tài liệu không kinh doanh cấp giấy phép xuất bản, theo quy định tại 02 Thông tư thì phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản Bằng 50% mức thu phí theo đúng quy định về phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh (giống với mức thu được quy định tại Thông tư 43/2020/TT-BTC). Hai Thông tư đó là :
– Thông tư 112/2020/TT-BTC: áp dụng mức thu phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 30/06/2021.
– Thông tư Thông tư 47/2021/TT-BTC: áp dụng mức thu phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản từ ngày 01/07/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Theo đó, từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 31/12/2021 phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản mà cơ quan, tổ chức đề nghị cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh phải nộp là:
+ Tài liệu in trên giấy: 7.500 đồng/trang quy chuẩn;
+ Tài liệu điện tử dưới dạng đọc: 3.000 đồng/phút;
+ Tài liệu điện tử dưới dạng nghe, nhìn: 13.500 đồng/phút.
Kể từ ngày 01/01/2022 trở đi thì mức thu phí thẩm định tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản lại trở về theo đúng quy định về phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh. Tuy nhiên, ngày 29/06/2023, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 44/2023/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, theo các quy định tại Thông tư này thì từ ngày 01/07/2023 đến hết ngày 31/12/2023 phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản bằng 50% mức thu phí theo đúng quy định về phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 trở đi, mức thu phí thẩm định tài liệu không kinh doanh để cấp giấy phép xuất bản lại trở về theo đúng quy định.
Như vậy, tại thời điểm hiện tại thì phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp cấp giấy phép xuất bản là:
+ Tài liệu in trên giấy: 7.500 đồng/trang quy chuẩn;
+ Tài liệu điện tử dưới dạng đọc: 3.000 đồng/phút;
+ Tài liệu điện tử dưới dạng nghe, nhìn: 13.500 đồng/phút.
Kể từ ngày 01/01/2024 phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh để cấp cấp giấy phép xuất bản là:
+ Tài liệu in trên giấy: 15.000 đồng/trang quy chuẩn;
+ Tài liệu điện tử dưới dạng đọc: 6.000 đồng/phút;
+ Tài liệu điện tử dưới dạng nghe, nhìn: 27.000 đồng/phút.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Xuất bản 2012;
–
– Thông tư 01/2020/TT-BTTTT hướng dẫn Luật Xuất bản và
– Thông tư 214/2016/TT-BTC phí thẩm định nội dung tài liệu không kinh doanh;
– Thông tư 44/2023/TT-BTC mức thu phí, lệ phí hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.