Cá nhân, tổ chức sử dụng băng tần trong đời sống hoặc để phục vụ công việc thì phải có giấy phép sử dụng băng tần. Vậy, Giấy phép sử dụng băng tần được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Băng tần là gì? Phải đáp ứng điều kiện gì thì được cấp phép sử dụng băng tần?
- 2 2. Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định như thế nào?
- 3 3. Khi muốn gia hạn giấy phép sử dụng băng tần thì giấy phép phải còn thời hạn trong bao nhiêu ngày?
- 4 4. Khi ngừng sử dụng tần số vô tuyến điện thì phải làm gì?
1. Băng tần là gì? Phải đáp ứng điều kiện gì thì được cấp phép sử dụng băng tần?
Theo hướng dẫn của Luật Tần số vô tuyến điện thì băng tần số vô tuyến điện hay còn gọi là băng tần được hiểu là một dải tần số vô tuyến điện đường giới hạn bằng 2 tần số xác định.
Đối tượng này được cấp phép sử dụng băng tần vô tuyến điện là các tổ chức, cá nhân hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Theo pháp luật hiện hành, có hai phương thức để sử dụng băng tần trong thực tế và tương ứng với mỗi phương thức sẽ có những điều kiện cần đáp ứng nhất định:
– Thứ nhất: tổ chức, cá nhân để đủ điều kiện cấp giấy phép bằng phương thức cấp phép trực tiếp cần đảm bảo yếu tố sau:
+ Trên thực tế, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện vì mục đích và nghiệp vụ vô tuyến điện mà pháp luật không có quy định ngăn cấm;
+ Đối với các tổ chức xin cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện để thiết lập mạng viễn thông hoặc các mạng truyền dẫn, phát
+ Đối với các hoạt động liên quan đến báo chí hoặc chương trình phát thanh thì tổ chức này phải có giấy phép hoạt động báo chí hoặc được quyền phát lại chương trình phát thanh truyền hình theo đúng quy định;
+ Trong quá trình sử dụng băng tần thì phải đề ra phương án sử dụng tần số vô tuyến điện khả thi phù hợp với quy hoạch tần số vô tuyến điện;
+ Để đảm bảo sự an toàn trong quá trình sử dụng thì các thiết bị vô tuyến điện phải được chuẩn bị phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về phản xạ vô tuyến điện an toàn bức xạ vô tuyến điện và tương thích điện từ;
+ Tổ chức này khi thực hiện xin cấp giấy phép sử dụng băng tần phải cam kết thực hiện quy định của pháp luật để đảm bảo an toàn an ninh thông tin; trong quá trình sử dụng phải có trách nhiệm kiểm tra giải quyết có hại và an toàn bức xạ vô tuyến điện;
+ Ngoài ra, cần có chứng chỉ vô tuyến điện biên Đối với các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 32 của Luật tần số vô tuyến điện năm 2009;
– Thứ hai: tổ chức được sử dụng băng tần vô tuyến điện thông qua việc thắng trong đấu giá hoặc trúng tuyển trong thi tuyển quyền sử dụng tần số vô tuyến điện
2. Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 được sửa đổi 2022 thì Giấy phép sử dụng băng tần được cấp đối với đối tượng như sau:
– Tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện vào trong hoạt động đời sống thì phải có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng, trừ một số trường hợp quy định tại Điều 27 của luật này. Hiện nay, giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện bao gồm 3 loại giấy phép sau đây: giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện, giấy phép sử dụng băng tần, giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh;
– Thời hạn của giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được quy định như sau:
+ Giấy phép sử dụng băng tần được cấp cho tổ chức cá nhân để sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện kèm theo các điều kiện cụ thể sẽ có thời gian sử dụng tối đa là 10 năm;
+ Đối với trường hợp cấp giấy phép sử dụng băng tần hoặc kênh tần số xác định kèm theo các điều kiện cụ thể thì tổ chức sẽ được sử dụng băng tần này có thời hạn tối đa 15 năm;
+ Tổ chức được cấp giấy phép để khai thác băng tần vô tuyến điện đặt trên vệ tinh tại vị trí quỹ đạo vệ tinh xác định sử dụng băng tần kèm theo các điều kiện cụ thể thì thời hạn tối đa để được phép sử dụng giấy phép tụng tần số và quỹ đạo vệ tinh là trong vòng 20 năm.
– Đối với trường hợp tổ chức, cá nhân làm đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thì thời hạn được sử dụng giấy phép này không được vượt quá thời hạn tối đa của từng loại giấy phép quy định tại Khoản 2 của Điều 16, trừ trường hợp được quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 18 của luật này;
– Giấy phép sử dụng băng tần được cấp thông qua đấu giá, thi tuyển học được cấp lại do Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông quyết định thì thời hạn của giấy phép sử dụng có sự khác biệt. Theo đó, thời hạn sẽ không được vượt quá thời hạn tối đa quy định tại Khoản 2 của Điều 18.
– Cá nhân, tổ chức có nhu cầu cấp, cấp lại, cấp đổi, sửa đổi bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện thì phải thực hiện theo đúng trình tự quy định mà chính phủ ban hành.
3. Khi muốn gia hạn giấy phép sử dụng băng tần thì giấy phép phải còn thời hạn trong bao nhiêu ngày?
Theo ghi nhận tại Khoản 1 Điều 22 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 sửa đổi năm 2002 thì quá trình gia hạn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện phải thực hiện theo đúng nguyên tắc cấp giấy phép quy định tại Điều 17 của luật này và các quy định dưới đây:
– Cá nhân, tổ chức khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện phải có nghĩa vụ riêng đối với việc được cấp giấy phép này, trong quá trình sử dụng giấy phép phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ quy định cho từng loại giấy phép tương ứng;
– Việc gia hạn phải diễn ra trước 30 ngày đối với giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện khi giấy phép này thời hạn sử dụng; đối với trường hợp giấy phép sử dụng băng tần thì phải gia hạn trước 60 ngày; trong trường hợp giấy phép sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh thì cần gia hạn trước khi giấy phép này hết hạn hiệu lực là 90 ngày;
– Cá nhân, tổ chức cần lưu ý rằng thời hạn hiệu lực của giấy phép được gia hạn không được vượt quá thời hạn của giấy phép viễn thông giấy phép hoạt động báo chí, phải phù hợp với quyền phát
– Ngoài ra, tổng thời gian cấp lần đầu và các lần gia hạn giấy phép không được quá thời hạn tối đa quy định cho từng loại giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng; nếu gặp phải trường hợp thời hạn cấp giấy phép lần đầu bằng thời hạn tối đa quy định cho loại giấy phép tương ứng thì sẽ không đủ điều kiện để gia hạn.
+ Trong trường hợp đặc biệt, băng tần được cấp cho các doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng an ninh, với thời hạn không quá 3 năm với mục tiêu phát triển kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thì phải có quyết định phê duyệt của thủ tướng chính phủ đối với trường hợp này.
4. Khi ngừng sử dụng tần số vô tuyến điện thì phải làm gì?
Căn cứ khoản 2, điều 22 Luật tần số vô tuyến 2009 sửa đổi 2022 thì việc ngừng sử dụng tần số vô tuyến điện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân được quy định như sau:
– Cá nhân, tổ chức sau khi được cấp giấy phép sử dụng băng tần nhưng không còn phát sinh nhu cầu sử dụng nữa thì cần thực hiện một số thủ tục cơ bản đó là soạn văn bản gửi Bộ Thông tin và truyền thông đề nghị ngừng sử dụng tần số vô tuyến điện;
– Khi tiến hành xin cấp giấy phép sử dụng băng tần nhưng không gắn với cam kết triển khai mạng viễn thông thì tổ chức, cá nhân ngừng sử dụng tần số vô tuyến điện được hoàn trả phí sử dụng tần số vô tuyến điện và tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đã nộp cho thời gian còn lại của giấy phép (làm tròn theo tháng) theo quy định của pháp luật nếu giấy phép còn hiệu lực ít nhất 30 ngày kể từ ngày Bộ Thông tin và Truyền thông nhận được văn bản đề nghị của tổ chức, cá nhân;
– Trong trường hợp giấy phép được cấp có gắn với cam kết triển khai mạng viễn thông thì tổ chức, cá nhân ngừng sử dụng tần số vô tuyến điện không được hoàn trả phí sử dụng tần số vô tuyến điện và tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đã nộp.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Luật tần số vô tuyến điện năm 2009 sửa đổi năm 2022.