Giấy đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại là gì, mục đích của giấy đề nghị? Giấy đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại? Hướng dẫn soạn thảo giấy đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại? Những quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ trung tâm hòa giải thương mại?
Theo quy định tại Luật trọng tài thương mại thì trung tâm trọng tài là nơi giải quyết các vụ việc theo quy chế trọng tài, theo quy định thì trung tâm trọng tài sẽ phải đăng ký thành lập trung tâm hòa giải thương mại, đăng ký các hoạt động hòa giải mà trung tâm trọng tài sẽ thực hiện và phải được sở tư pháp đồng ý. Để trung tâm hòa giải thương mại được đi vào hoạt động thì các sáng lập viên phải lập giấy đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại. Vậy mẫu giấy đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại có nội dung và hình thức như thế nào, những nội dung liên quan và cách thức soạn thảo ra sao? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư
1. Giấy đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại là gì, mục đích của giấy đề nghị?
Mẫu giấy đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại là văn bản do các sáng lập viên lập ra và gửi bộ tư pháp với các nội dung liên quan đến thông tin của các sáng lập viên, thông tin của người đại diện theo pháp luật trung tâm trọng tài, nội dung đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại cam kết của các sáng lập viên.
Mục đích của mẫu giấy đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại: khi các sáng lập viên của Trung tâm trọng tài muốn đăng ký hoạt động hòa giải thương mại trung tâm trọng tài thì sẽ phải đăng ký và được sự cho phép của Bộ Tư pháp. Do đó Trung tâm trọng tài phải dùng mẫu giấy đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại nhằm mục đích đề nghị Bộ Tư pháp cho phép thành lập hoạt động hòa giải thương mại trung tâm trọng tài.
2. Giấy đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại?
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
GIẤY ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP TRUNG TÂM HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
Kính gửi: Bộ Tư pháp
Chúng tôi gồm các sáng lập viên có tên sau đây (ghi rõ và đầy đủ thông tin vào các cột dưới đây):
STT | Họ và tên | Năm sinh | Giới tính | Quốc tịch | Số CMND/ Hộ chiếu/ Thẻ Căn cước công dân; Ngày cấp; Nơi cấp | Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú | Nghề nghiệp |
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đề nghị thành lập Trung tâm hòa giải thương mại với nội dung cụ thể như sau:
1. Tên Trung tâm hòa giải thương mại (ghi tên gọi đầy đủ):(1)
…
Tên viết tắt (nếu có): ……
Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ……
2. Người đại diện theo pháp luật: (2)
Họ và tên:…..
Chức vụ:……
Quốc tịch:…..
3. Địa điểm đặt trụ sở:……(3)
4. Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại:(4)
Chúng tôi cam kết nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định.
Tài liệu gửi kèm:
1.………
2. ………
Tỉnh (thành phố), ngày…. tháng……năm…
Các sáng lập viên
(Ký và ghi rõ họ, tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo giấy đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại?
Người soạn thảo mẫu giấy đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại phải đảm bảo đầy đủ về nội dung và hình thức cho văn bản nhằm thể hiện một mẫu giấy đề nghị chính xác và có hiệu lực.
Theo đó về hình thức mẫu giấy đề nghị, người soạn thảo cần đáp ứng về các lưu ý soạn thảo sau:
Góc phải trên cùng của văn bản: Là vị trí đặt quốc hiệu và tiêu ngữ; quốc hiệu “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” phải được viết in hoa, bôi đậm; tiêu ngữ “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” viết in thường, bôi đậm.
Phía dưới quốc hiệu tiêu ngữ là ngày tháng năm thực hiện mẫu giấy đề nghị, cần ghi chính xác thời gian này;
Chính giữa văn bản là mẫu giấy đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại;
Phần kính gửi là phần quan trọng của giấy đề nghị: giấy đề nghị cần có chủ thể gửi và chủ thể nhận, ở phần này ghi rõ Bộ tư pháp, bên gửi là Cơ quan trọng tài thực hiện việc hòa giải;
Hướng dẫn soạn thảo chi tiết:
– Từ cột 1 đến cột 8 ghi rõ số thứ tự, họ tên của các sáng lập viên, năm sinh, giới tính, quốc tịch của các sáng lập viên, Số CMND/ Hộ chiếu/ Thẻ Căn cước công dân; Ngày cấp; Nơi cấp; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; nghề nghiệp.
(1) Tên Trung tâm hòa giải thương mại, tên giao dịch bằng nước ngoài nếu có;
(2) Ghi rõ thông tin của người đại diện theo pháp luật: Họ và tên, Chức vụ, Quốc tịch;
(3) Địa điểm đặt trụ sở Trung tâm hòa giải;
(4) Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm hòa giải thương mại.
4. Những quy định liên quan đến thành lập trung tâm hòa giải thương mại?
4.1. Điều kiện và thủ tục thành lập Trung tâm trọng tài
Theo quy định của
Theo Khoản 1 Điều 24
– Trung tâm trọng tài chỉ được thành lập khi có ít nhất năm sáng lập viên là công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên đề nghị thành lập và được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập.
Theo đó công dân Việt Nam có đủ điều kiện là Trọng tài viên cụ thể như sau:
+ Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự nhằm đảm bảo có đủ năng lực cho vị trí Trọng tài viên;
+ Công dân Việt Nam có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
+ Trong trường hợp đặc biệt, đối với các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và những chuyên gia này đã có nhiều kinh nghiệm thực tiễn thì những chuyên gia này có thể không cần đáp ứng được yêu cầu “đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên” mà có thể được chọn làm Trọng tài viên.
– Để thành lập trung tâm trọng tài thì cần phải có hồ sơ đề nghị thành lập Trung tâm trọng tài, hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đề nghị thành lập;
+ Dự thảo điều lệ của Trung tâm trọng tài theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;
+ Danh sách các sáng lập viên và các giấy tờ kèm theo chứng minh những người này có đủ điều kiện của một trọng tài viên theo quy định của Luật trọng tài.
– Cơ quan thực hiện cấp phép cho Trung tâm trọng tài: Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài.
– Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Trong thời hạn này Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài và phê chuẩn điều lệ của Trung tâm trọng tài nếu trung tâm trọng tài đáp ứng đủ các điều kiện về thành lập trung tâm trọng tài. Nếu trường hợp từ chối cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4.2. Những quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ Trung tâm trọng tài
Theo Điều 28 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì quyền và nghĩa vụ của Trung tâm trọng tài được quy định như sau:
– Trung tâm trọng tài phải có nghĩa vụ xây dựng điều lệ và quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài phù hợp với những quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Điều lệ do Trung tâm trọng tài xây dựng phải được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt.
– Trung tâm trọng tài phải xây dựng tiêu chuẩn Trọng tài viên và quy trình xét chọn, lập danh sách Trọng tài viên, xóa tên Trọng tài viên trong danh sách Trọng tài viên của tổ chức mình. Tiêu chuẩn này nhằm mục đích lựa chọn Trọng tài viên có đủ các tiêu chí và phù hợp với Trung tâm trọng tài, đồng thời tiêu chuẩn này cũng phải được Bộ Tư pháp phê duyệt.
– Trung tâm trọng tài phải lập danh sách và gửi danh sách Trọng tài viên cũng như thống kê những thay đổi về danh sách Trọng tài viên của Trung tâm trọng tài và gửi những danh sách này cho Bộ Tư pháp để công bố.
– Chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài trong những trường hợp quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010.
– Trong quá trình hoạt động thì Trung tâm trọng tài phải trả thù lao và các chi phí khác cho Trọng tài viên.
– Trung tâm trọng tài phải thực hiện việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng giải quyết tranh chấp cho Trọng tài viên.
– Hằng năm Trung tâm trọng tài có trách nhiệm thực hiện báo cáo định kỳ về hoạt động của Trung tâm trọng tài với Sở Tư pháp nơi Trung tâm trọng tài đăng ký hoạt động để Sở tư pháp nắm được hoạt động của Trung tâm.
– Trung tâm trọng tài thực hiện lưu trữ hồ sơ đồng thời cung cấp các bản sao quyết định trọng tài theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy để có thể đưa Trung tâm trọng tài đi vào hoạt động thì các sáng lập viên cần phải thực hiện việc đăng ký thành lập Trung tâm trọng tài đến Bộ Tư pháp và chỉ được đi vào hoạt động khi đã được cấp Giấy phép thành lập Trung tâm trọng tài.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về mẫu giấy đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại, nội dung đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại và các nội dung liên quan đến đề nghị thành lập trung tâm hòa giải thương mại.