Đối với các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài khi muốn thực hiện dự án đầu tư của mình thì bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cùng bài viết tìm hiểu về giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì? Nội dung giấy chứng nhận đầu tư?
Mục lục bài viết
1. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Luật Đầu tư năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và được sử dụng thay thế cho
1.1. Nhà đầu tư là gì?
Nhà đầu tư được pháp luật quy định là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo quy định tại điều 21 Luật Đầu tư 2020, hiện nay có 5 hình thức đầu tư mà nhà đầu tư có thể lựa chọn:
– Thứ nhất: Hình thức Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
– Thứ hai: Hình thức Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
– Thứ ba: Hình thức Thực hiện dự án đầu tư.
– Thứ tư: Hình thức Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
– Thứ năm: Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
1.2. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là gì?
Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 đã có đưa ra định nghĩa Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cụ thể như sau: Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Như vậy, ta nhận thấy, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư do Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận, cấp và điều chỉnh. Mục đích cá nhân và tổ chức nước ngoài xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư để được đầu tư hợp pháp tại Việt Nam.
Khi thực hiện dự án đầu tư, thành lập công ty vốn nước ngoài, nhà đầu tư bắt buộc phải có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, việc này giúp cho Nhà nước quản lý tốt hoạt động cũng như nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Chúng ta cũng có thể hiểu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là điều kiện cần thiết để thành lập công ty nước ngoài tại Việt Nam, đối với các trường hợp mà pháp luật quy định phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư trước khi thành lập doanh nghiệp.
Thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư theo Điều 40 Luật Đầu tư năm 2020 được quy định cụ thể như sau:
– Tên dự án đầu tư.
– Nhà đầu tư.
– Mã số dự án đầu tư.
– Địa điểm thực hiện dự án đầu tư, diện tích đất sử dụng.
– Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
– Vốn đầu tư của dự án đầu tư (gồm vốn góp của nhà đầu tư và vốn huy động).
– Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư.
– Tiến độ thực hiện dự án đầu tư, bao gồm: Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn; Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư, trường hợp dự án đầu tư chia thành từng giai đoạn thì phải quy định tiến độ thực hiện từng giai đoạn.
– Hình thức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
– Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư (nếu có).
Thông qua những quy định cụ nêu trên có thể hiểu Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là một loại giấy phép được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho nhà đầu tư đồng thời là điều kiện để nhà đầu tư thực hiện đầu tư tại Việt Nam.
2. Quy định về giấy chứng nhận đầu tư:
2.1. Các trường hợp phải xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
Hiện nay, Điều 37 Luật Đầu tư quy định về các trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
– Thứ nhất, dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
– Thứ hai, Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế thuộc các trường hợp sau cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế mà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế mà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
+ Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Đối với ba trường hợp trên, dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài phải xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong ba trường hợp sau đây:
+ Trường hợp thứ nhất: Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.
+ Trường hợp thứ hai: Có tổ chức kinh tế quy như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
+ Trường hợp thứ ba: Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2.2. Những trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư:
Khoản 2 điều 37 Luật Đầu tư quy định về các trường hợp không phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
– Thứ nhất, Dự án của nhà đầu tư trong nước không phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.
– Thứ hai, Các nhà đầu tư thực hiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư.
– Thứ ba, Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế không thuộc ba trường hợp sau đây sẽ thực hiện điều kiện và thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư trong nước khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, cụ thể:
+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.
+ Có tổ chức kinh tế quy như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế như trên nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
2.3. Giấy chứng nhận đầu tư:
Giấy chứng nhận đầu tư được hiểu như sau:
Theo quy định của pháp luật hiện hành được định nghĩa là giấy phép hoạt động được cấp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, thường được cấp gắn liền với dự án đầu tư và quy mô lớn cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Giấy chứng nhận đầu tư gồm các nội dung sau đây:
– Tên dự án đầu tư.
– Thời hạn hoạt động của dự án.
– Mục tiêu, quy mô dự án đầu tư.
– Mã số dự án đầu tư, tên, địa chỉ của nhà đầu tư.
– Địa điểm thực hiện dự án đầu tư; diện tích đất sử dụng.
– Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và căn cứ, điều kiện áp dụng (nếu có).
– Vốn đầu tư của dự án, tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn.
– Tiến độ thực hiện dự án đầu tư: tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động (nếu có).
– Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động, hạng mục chủ yếu của dự án, trường hợp dự án thực hiện theo từng giai đoạn, phải quy định mục tiêu, thời hạn, nội dung hoạt động của từng giai đoạn.
– Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có).
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật nước ta thì giấy chứng nhận đầu tư phải bao gồm các nội dung được quy định cụ thể được nêu trên. Việc đảm bảo các nội dung này là rất cần thiết để bảo đảm hoạt động của các nhà đầu tư cũng như tính pháp lý của giấy chứng nhận.
2.4. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư:
Để tiến hành đề nghị cấp giấy chứng nhận, các nhà đầu tư cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Điều kiện 1: Dự án đầu tư không được thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định pháp luật hiện hành.
– Điều kiện 2: Nhà đầu tư có địa điểm thực hiện dự án đầu tư hợp pháp.
– Điều kiện 3: Dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch.
(tham khảo thêm quy định tại khoản 3 điều 33 Luật Đầu tư 2020).
– Điều kiện 4: Đáp ứng điều kiện về suất đầu tư trên một diện tích đất, số lượng lao động sử dụng (nếu có).
– Điều kiện 5: Đáp ứng các điều kiện về tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy, muốn được cấp giấy chứng nhận đầu tư thì các chủ thể sẽ cần đáp ứng các điều kiện được nêu trên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.