Giấy chứng nhận bị thương của thanh niên xung phong có sai sót. Thẩm quyền điều chỉnh thông tin giấy chứng nhận của thanh niên xung phong.
Giấy chứng nhận bị thương của thanh niên xung phong có sai sót. Thẩm quyền điều chỉnh thông tin giấy chứng nhận của thanh niên xung phong.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, hiện tại tôi đang phụ trách giải quyết chế độ cho cựu thanh niên xung phong. Luật sư cho hỏi: Trường hợp một người ngày xưa làm giấy chứng nhận bị thương ghi năm sinh 1944 nhưng sau này họ làm lại chứng minh thư, giấy khai sinh và sổ hộ khẩu tất cả đều ghi sinh năm 1942. Họ yêu cầu sửa lại hồ sơ của mình và gửi về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội. Theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH sở lao động thương binh xã hội chuyển đơn sang Tỉnh đoàn. Xin hỏi trong trường hợp này Tỉnh đoàn có phải cấp lại giấy chứng nhận bị thương hay chỉ làm công văn gửi Sở Lao động, Thương binh và Xã hội để giải quyết chế độ?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM;
– Thông tư liên tịch
– Thông tư liên tịch số
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH-BQP về thủ tục xác nhận đối với người bị thương không thuộc lực lượng quân đội, công an:
"1. Người bị thương lập bản khai cá nhân (Mẫu TB) kèm theo giấy tờ chứng minh tham gia cách mạng quy định tại Khoản 1 Điều 6 gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú trước khi tham gia cách mạng và tùy từng trường hợp kèm theo một trong các giấy tờ sau:
a) Trường hợp quy định tại Điểm a, b Khoản 2 Điều 6 của Thông tư này kèm theo giấy tờ, tài liệu chứng minh bị thương;
b) Trường hợp có dị vật kim khí trong cơ thể quy định tại Điểm d, đ Khoản 2 Điều 6 Thông tư này phải có kết quả chiếu, chụp và kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên hoặc bệnh viện quân đội, công an.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Đề nghị Hội Cựu chiến binh và Hội Người cao tuổi cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về việc xác nhận người hưởng chính sách như thương binh;
Trường hợp người bị thương là thanh niên xung phong đề nghị có thêm ý kiến bằng văn bản của Hội Cựu thanh niên xung phong hoặc Ban Liên lạc thanh niên xung phong cùng cấp.
b) Niêm yết công khai danh sách tại cấp thôn, xóm và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị thương trước khi tham gia cách mạng; thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để lấy ý kiến của nhân dân trong thời hạn tối thiểu 15 ngày. Lập Biên bản kết quả niêm yết công khai;
c) Căn cứ Biên bản kết quả niêm yết công khai và văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xét duyệt, lập biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh (Mẫu BB-TB) đối với những trường hợp được nhân dân đồng thuận, không có khiếu nại, tố cáo;
d) Gửi biên bản họp Hội đồng đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh, biên bản niêm yết công khai, văn bản tham gia ý kiến của các Hội tại Điểm a Khoản này, kèm theo giấy tờ, hồ sơ quy định tại Khoản 1 Điều này đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Kiểm tra hồ sơ, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức họp Ban Chỉ đạo xác nhận người có công để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt;
Trường hợp quy định tại Điểm b, d, đ Khoản 2 Điều 6, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan y tế cấp huyện kiểm tra vết thương thực thể và lập biên bản kiểm tra (Mẫu XN).
b) Căn cứ biên bản xét duyệt của Ban Chỉ đạo, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy chứng nhận bị thương đối với những trường hợp thuộc thẩm quyền;
c) Trường hợp không thuộc thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điểm c, d Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP;"
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Người bị thương là Thanh niên xung phong nếu thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý thì chuyển hồ sơ đến Bộ Giao thông vận tải để cấp giấy chứng nhận bị thương. Người bị thương là Thanh niên xung phong nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì chuyển đến Sở Nội vụ để xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận bị thương;
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, cấp giấy chứng nhận bị thương và chuyển toàn bộ hồ sơ về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để giới thiệu người bị thương đến Hội đồng giám định y khoa để giám định thương tật."
Như vậy, theo căn cứ nêu trên đối với trường hợp của bạn là cựu thanh niên xung phong nếu thuộc Bộ giao thông vận tải quản lý thì hồ sơ sẽ được chuyển đến Bộ Giao thông vận tải – cơ quan này sẽ có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương, còn nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì hồ sơ được chuyển đến Sở Nội vụ xem xét và trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh – là người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương đối với trường hợp này. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong trường hợp này không phải là cơ quan cấp giấy chứng nhận bị thương và Tỉnh đoàn cũng không phải là cơ quan cấp lại giấy chứng nhận bị thương cho bạn. Nếu như theo quy định trước đây tại Thông tư liên tịch số 17/2003/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận bị thương như sau:
"- Tỉnh Đoàn, thành Đoàn xét cấp giấy chứng nhận bị thương đối với thanh niên xung phong khi bị thương thuộc quyền quản lý của cấp tỉnh, thành phố và của Trung ương Đoàn hiện đang cư trú tại địa phương.
– Bộ Giao thông – Vận tải xét cấp giấy chứng nhận bị thương đối với thanh niên xung phong khi bị thương thuộc quyền quản lý sử dụng của Bộ Giao thông – Vận tải."
Về thủ tục giải quyết quyền lợi đối với người bị thương, điểm a khoản 5 Thông tư số 17/2003/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM hướng dẫn như sau:
"Đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
a. Kiểm tra toàn bộ nội dung các giấy tờ trong hồ sơ thương tật quy định tại mục 2, mục 4 phần II của Thông tư này.
Nếu phát hiện có sai sót thì chuyển hồ sơ đến cơ quan cấp giấy chứng nhận bị thương hoặc chuyển biên bản giám định thương tật đến Hội đồng Giám định Y khoa kèm theo công văn nêu rõ sai sót để xem xét giải quyết."
Như vậy, nếu như căn cứ theo như quy định tại Thông tư số 17/2003/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM thì trong hồ sơ có sai sót Sở Lao động, Thương binh và Xã hội sẽ có trách nhiệm kiểm tra rồi chuyển hồ sơ về Tỉnh đoàn (cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bị thương đối với thanh niên xung phong khi bị thương thuộc quyền quản lý của cấp tỉnh) để cơ quan này xem xét giải quyết. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Thông tư số 17/2003/TTLT-BLĐTBXH-TƯĐTNCSHCM đã hết hiệu lực và đã được thay thế bởi Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC nhưng Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC cũng không hướng dẫn rõ trường hợp sai sót Giấy chứng nhận bị thương thì giải quyết thế nào. Do vậy, trong trường hợp này, Tỉnh đoàn có thể xem xét làm công văn trả lời để Sở Lao động – Thương binh và xã hội giải quyết chế độ cho thành niên xung phong.