Nhìn chung, pháp luật nước ta đã sớm nhận thức rõ vai trò của hộ kinh doanh trong quá trình phát triển và đổi mới đất nước. Nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu rằng giáo viên, viên chức có được thành lập hộ kinh doanh hay không?
Mục lục bài viết
1. Những đối tượng không được thành lập hộ kinh doanh:
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về các đối tượng không được phép thành lập hộ kinh doanh. Theo đó thì căn cứ theo quy định tại Điều 80 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, có quy định cụ thể về những đối tượng sẽ không được phép thực hiện hoạt động thành lập hộ kinh doanh cụ thể như sau:
Các chủ thể là cá nhân và thành viên hộ gia đình được xác nhận là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật cụ thể là Bộ luật dân sự năm 2015 thì có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật, trừ những trường hợp sau đây thì sẽ không được phép thực hiện thành lập hộ kinh doanh:
– Người chưa thành niên hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi;
– Các chủ thể được xác định là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị tòa án cấm đảm nhận chức vụ hoặc cấm hành nghề hoặc cấm là một công việc nhất định trong một khoảng thời gian hợp lý;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy thì nếu các chủ thể thuộc một trong số trường hợp nêu trên sẽ không được thành lập hộ kinh doanh.
2. Giáo viên, viên chức có được thành lập hộ kinh doanh không?
Hiện nay pháp luật đã quy định cụ thể về các đối tượng không được phép thành lập doanh nghiệp và các đối tượng không được phép thành lập hộ kinh doanh. Để tìm hiểu thêm về việc viên chức có được thành lập hộ kinh doanh hay không thì cần căn cứ theo quy định của các văn bản pháp luật khác có liên quan đến đối tượng này. Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 17 của
– Các đối tượng được xác định là cán bộ, công chức, các đối tượng được xác định là viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và viên chức;
– Các cơ quan nhà nước hoặc các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của nhà nước để tiến hành hoạt động thành lập doanh nghiệp kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận riêng cho cơ quan và đơn vị đó;
– Các đối tượng được xác định là sỹ quan hoặc hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoặc viên chức quốc phòng làm việc trong các cơ quan và đơn vị trực thuộc quân đội nhân dân Việt Nam, hạ sỹ quan hoặc sĩ quan chuyên nghiệp và công nhân công an làm việc trong các cơ quan và đơn vị trực thuộc công an nhân dân Việt Nam, ngoại trừ các đối tượng được cử đi làm đại diện theo ủy quyền để tiến hành hoạt động quản lý bằng vốn góp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại các doanh nghiệp hoặc giữ chức vụ quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
– Các cán bộ lãnh đạo và quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để tiến hành hoạt động quản lý phần vốn góp của nhà nước tại các doanh nghiệp khác;
– Người chưa thành niên hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, các tổ chức được xác định là không có tư cách pháp nhân căn cứ theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật dân sự năm 2015;
– Những chủ thể được xác định là đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các đối tượng đang bị tạm giam hoặc đang chấp hành hình phạt tù, các đối tượng đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc các cơ sở giáo dục bắt buộc, hoặc đang bị tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề hoặc cấm làm một công việc trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo như phân tích ở trên thì có thể thấy, viên chức (hay cụ thể là giáo viên) sẽ không được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp trên lãnh thổ của Việt Nam theo quy định của pháp luật, tuy nhiên quy định của pháp luật hiện nay thì hộ kinh doanh sẽ không được coi là một loại hình doanh nghiệp, pháp luật cũng không có điều khoản cấm giáo viên hoặc cấm viên chức được thành lập hộ kinh doanh, Theo nguyên tắc chung thì người dân có quyền làm những việc mà pháp luật không cấm, vì vậy giáo viên thành lập hộ kinh doanh là điều không vi phạm quy định của pháp luật.
3. Quy định về điều kiện thành lập hộ kinh doanh:
Hộ kinh doanh là khái niệm đã gắn liền với quá trình phát triển kinh tế đa thành phần của Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau, ví dụ như hộ cá thể hoặc hộ tiểu công nghiệp … Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của các thành phần kinh tế trong giai đoạn hiện nay, hộ kinh doanh ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hộ kinh doanh đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể. Và hiện nay pháp luật đã có quy định cụ thể về điều kiện thành lập hộ kinh doanh. Căn cứ theo quy định tại Điều 82 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp, có ghi nhận một số điều kiện để thành lập hộ kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sẽ được cấp cho hộ kinh doanh thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Và hộ kinh doanh sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cơ bản sau đây:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;
– Tên của hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định này;
– Có hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
4. Quy định về trình tự và thủ tục thành lập hộ kinh doanh:
Khi các chủ thể có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh thì sẽ cần phải trải qua một số giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật để thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh. Nhìn chung thì bộ hồ sơ sẽ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau đây:
– Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật;
– Các loại giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh và thành viên hộ Gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao biên bản thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Bản sao văn bản ủy quyền của các thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
– Và một số giấy tờ cơ bản khác khi được yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ nêu trên thì sẽ nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Có nhiều cách thức nộp hồ sơ khác nhau, có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao giấy biên nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho các chủ thể trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ. trong trường hợp xét thấy hồ sơ không hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ và người đăng ký hộ kinh doanh biết, trong thông báo phải nêu rõ lý do và nêu rõ yêu cầu bổ sung.
Bước 4: Trả kết quả. Chủ thể sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và nộp lệ phí đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định số 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.