Để đảm bảo thực hiện tốt chính sách về dân số và kệ hoạch hóa gia đình thì Nhà nước đã ban hành các quy phạm pháp luật để điều chỉnh vấn đề này. Vậy, những cá nhân là viên chức sinh con thứ ba có bị thôi việc, chậm nâng lương? Trường hợp nào sinh con thứ 3 không vi phạm pháp luật?
Mục lục bài viết
1. Có bao nhiêu hình thức xử lý kỷ luật viên chức?
Trong qua trình thực hiện công việc của mình nếu viên chức có hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật thì cá nhân có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật. Căn cứ vào Điều 15
– Đối với cá nhân là viên chức không giữ chức vụ quản lý thì sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, hoặc buộc thôi việc nếu mức độ hành vi vi phạm nghiêm trọng;
– Khi cá nhân đang giữ chức quản lý thì bổ sung thêm hình thức kỷ luật là cách chức, cụ thể: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc;
Ngoài ra, viên chức khi có quyết định xử lý kỷ luật có thể bị áp dụng bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này và còn có thể nị hạn chế một số nhiệm vụ nhất định như không được thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định pháp luật.
Như vậy, viên chức có thể bị xử lý kỷ luật với nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào mức độ, hành vi vi phạm của cá nhân này. Đặc biệt, với những viên chức không giữ chức vụ quản lý hay là giữ vị trí quản lý cũng sẽ căn cứ vào điều này để đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp.
2. Viên chức sinh con thứ ba có bị thôi việc không?
2.1. Quy định về việc xử lý kỷ luật cho thôi việc khi viên chức sinh con thứ ba:
Căn cứ khoản 9 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về việc áp dụng những hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức như sau: Khi cá nhân là viên chức nếu có vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; về quản lý dân số, những vấn đề xoay quanh hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức thì có thể bị xử lý hành vi này.
Với quy định trên, viên chức sinh con thứ ba sẽ bị kỷ luật nếu vi phạm quy định về dân số, hôn nhân và gia đình.
Căn cứ Điều 10 Pháp lệnh Dân số 2003 (được sửa đổi bởi Điều 1 Pháp lệnh 08/2008/PL-UBTVQH12) cũng đã ghi nhận về quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản như sau:
– Các cá nhân có quyền quyết định thời gian thực hiện nghĩa vụ làm cha mẹ của mình và dự tính khoảng cách sinh con sao cho phù hợp để không ảnh hưởng đến công việc;
– Số lượng trẻ được sinh theo đúng quy định là sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định;
– Cá nhân không chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ đến việc bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản. Những việc phòng tránh liên quan đến bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS cần được chú trọng và đề cao hơn. Đồng thời, công dân cũng nên nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản.
2.2. Trường hợp sinh con thứ ba nhưng không bị cho thôi việc:
Với quy định chung, viên chức không được phép sinh con thứ ba nhưng vẫn có trường hợp ngoại lệ về vấn đề này căn cứ Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP) quy định về những trường hợp không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con, cụ thể như sau:
– Cặp vợ chồng là người dân tộc thiểu số mà cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số người là dưới 10.000 hoặc họ thuộc trường hợp Nhà nước ghi nhận có khả năng suy giảm số dân thep công bố Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì có thể được sinh con thứ ba.
( Lưu ý: khả nănng suy giảm số dân được tính dựa theo tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết);
– Trường hợp sinh con lần đầu nhưng mang thai ba con trở lên thì cặp vợ chồng không nằm trong trường hợp vi phạm quy định dân số và kế hoạch hóa gia đình;
– Khi cặp vợ chồng đã có một con đẻ, nhưng khi sinh lần thứ hai mà có song thai từ hai con trở lên;
– Khi cặp vợ chồng đã sinh 2 lần nhưng trên thực tế chỉ có 1 người con còn sống thì được phép sinh lần thứ ba ( trường hợp này được tính kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi);
– Sau hai lần sinh con nhưng cặp vợ chồng sinh ra 2 đứa bé nhưng cả hai người con hoặc một trong hai người con bị dị tật hoặc bị những căn bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền thì được sinh con lần thứ ba (Việc xác định trẻ bị dị tật không do di truyền sẽ được thực hiện bởi Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận;
– Trong trường hợp cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ) thì có thể sinh một con hoặc hai con chung;
+ Người vợ có thể sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
– Người phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
Với quy định nêu trên, không phải bất kỳ trường hợp nào sinh con thứ ba cũng bị xử lý kỷ luật là cho thôi việc. Cá nhân là viên chức sinh con thứ ba thuộc 01 trong 07 trường hợp trên thì sẽ không bị xử lý kỷ luật.
3. Viên chức có bị chậm tăng lương khi sinh con thứ ba không?
3.1. Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên:
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV) quy định về tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên như sau:
Những đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này khi đảm bảo điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc đang giữ chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này và trải qua sự đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:
– Đối với viên chức và người lao động:
+ Tiêu chuẩn 1: Viên chức được cấp có thẩm quyền đưa ra đánh giá định kỳ đạt từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;
+ Tiêu chuẩn 2: Cá nhân này không được có bất kỳ hành vi vi phạm kỷ luật như áp dụng một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
Theo đó, viên chức bị xử lý kỷ luật thì không đủ điều kiện để được nâng bậc lương thường xuyên.
3.2. Quy định về kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV) quy định về thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên như sau:
Sau khi tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của viên chức, cấp có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo hoặc đưa ra quyết định thể hiện bằng văn bản ghi nhận viên chức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm hoặc đã bị kỷ luật bằng những hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì sẽ bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này như sau:
– Thời gian kéo dài xét nâng bậc lương lên tới 12 tháng nếu thuộc các trường hợp: Viên chức và người lao động bị xử lý kỷ luật cách chức.
– Cá nhân có thể bị chậm nâng lương 06 tháng đối với các trường hợp: Viên chức bị kỷ luật cảnh cáo;
– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 tháng.
– Những viên chức bị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật khiển trách thì bị kéo dài 03 tháng;
– Viên chức trong thời gian thực hiện nhiệm vụ bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời còn có hành vi vi phạm bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các điểm a, b và c khoản này;
– Trường hợp bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản này.
– Cá nhân là viên chức được kết nạp vào Đảng viên mà bị kỷ luật Đảng: khi cá nhân này tiếp nhận quyết định kỷ luật về hành chính thì thời gian kéo dài nâng bậc lương lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu hành vi vi phạm không đưa ra quyết định kỷ luật về hành chính thì tiến hành kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý ký luật hành chính quy định tại khoản này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức;
–
– Thông tư số 03/2021/TT-BNV của Bộ Nội vụ: Sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
– Pháp lệnh 08/2008/PL-UBTVQH12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sửa đổi điều 10 của Pháp lệnh Dân số.