Trợ cấp thất nghiệp đối với cán bộ, công chức, viên chức. Quy định về chế độ thôi việc, trợ cấp thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi làm việc tại cơ quan A (là công chức) và tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 7/2007 Đến tháng 01/2009, cơ quan B được thành lập (là viên chức) và tôi được cơ quan A điều chuyển qua cơ quan B làm việc kể từ tháng 6/2009 (B là đơn vị trực thuộc của A).
Từ tháng 01/2009 bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp (Thời gian làm việc tại cơ quan A không đóng bảo hiểm thất nghiệp).
Hiện nay tôi xin nghỉ việc tại cơ quan B đúng quy định.
Vậy xin hỏi, tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc trong khoảng thời gian tính từ tháng 7/2007 đến tháng 12/2008 hay không? Nếu có thì được thực hiện theo quy định nào và do cơ quan nào (A hay B) chi trả chế độ này? Rất mong được Luật sư tư vấn. Trân trọng cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Trong khoảng thời gian từ 7/2007 tới 12/2008 bạn vẫn đang làm việc tại công ty A và đang là công chức, trong trường hợp này khi thôi việc tại công ty A điều chuyển sang công ty B là đơn vị trực thuộc của A bạn sẽ thực hiện chế độ thôi việc theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 59 Luật cán bộ, công chức 2008:
Điều 59. Thôi việc đối với công chức
1. Công chức được hưởng chế độ thôi việc nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Do sắp xếp tổ chức;
b) Theo nguyện vọng và được cấp có thẩm quyền đồng ý;
c) Theo quy định tại khoản 3 Điều 58 của Luật này.
2. Công chức xin thôi việc theo nguyện vọng thì phải làm đơn gửi cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đơn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản, nếu không đồng ý cho thôi việc thì phải nêu rõ lý do; trường hợp chưa được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý mà tự ý bỏ việc thì không được hưởng chế độ thôi việc và phải bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật.
3. Không giải quyết thôi việc đối với công chức đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Không giải quyết thôi việc đối với công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp xin thôi việc theo nguyện vọng.
Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua tổng đài:1900.6568
Theo đó, tại Nghị định 46/2010/NĐ- CP quy định về chế độ thôi việc đối với công chức nghỉ việc như sau:
Điều 3. Trường hợp công chức được hưởng chế độ thôi việc
Công chức được hưởng chế độ thôi việc quy định tại Nghị định này trong các trường hợp sau:
1. Theo nguyện vọng và được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền đồng ý.
2. Do 02 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 58 Luật Cán bộ, công chức.
Vậy, nếu cá nhân công chức đó thôi việc đúng theo quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật cán bộ, công chức 2008 hoặc Khoản 2 Điều 3 Nghị định 46/2010/NĐ- CP thì sẽ được chi trả trợ cấp thôi việc. Tuy nhiên, trong trường hợp này khi thôi việc tại công ty A do sắp xếp của tổ chức, bạn sẽ không được hưởng khoản trợ cấp thôi việc trong khoảng thời gian đã làm tại công ty A.
Chế độ mà bạn được hưởng trong trường hợp này chỉ có trợ cấp thất nghiệp do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả cho khoảng thời gian từ 01/2009 cho tới thời điểm nghỉ việc tại công ty B theo quy định của pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng lao động mùa vụ cũng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 22, “Bộ luật lao động năm 2019” có quy định cụ thể về các loại hợp đồng lao động như sau:
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a)
b)
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Từ ngày 1-1-2015, chế độ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ thực hiện theo quy định của Luật Việc làm 2013, thay cho quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.
Theo đó, có rất nhiều điểm mới có lợi cho người lao động và cả doanh nghiệp. So với quy định trước đây, đối tượng tham gia BHTN theo Luật Việc làm 2013, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ có thêm đối tượng là NLĐ làm việc theo hợp đồng mùa vụ từ đủ 3 tháng trở lên. Không còn quy định người sử dụng lao động có sử dụng từ 10 NLĐ trở lên mới phải tham gia BHTN.
Tuy nhiên, NLĐ giúp việc gia đình hoặc đang hưởng lương hưu thì không phải tham gia BHTN.
Mức đóng BHTN tối đa sẽ không quá 20 tháng lương tối thiểu vùng (đối với NLĐ đang hưởng lương theo mức do NSDLĐ quyết định).
Thời gian tham gia BHTN để tính hưởng trợ cấp sẽ tính bằng tổng các khoảng thời gian đã đóng BHTN (liên tục hoặc không liên tục) mà NLĐ chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Đối với NLĐ làm việc theo hợp đồng mùa vụ thì để được hưởng BHTN, họ phải có đủ 12 tháng tham gia BHTN trong vòng 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng (đối với các loại hợp đồng khác thì điều kiện này là có đủ 12 tháng tham gia BHTN trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt).
Như vậy, theo Luật Việc làm 2013, DN chỉ cần có sử dụng lao động, bất kể hợp đồng lao động thời vụ, xác định hay không xác định thời hạn cũng phải đóng BHTN là 1% quỹ tiền lương tháng của những NLĐ đang tham gia BHTN. “Quy định mới này có lợi cho DN và NLĐ vì khi đóng 1% này, DN sẽ không phải thanh toán trợ cấp thôi việc cho NLĐ với mức mỗi năm nửa tháng lương như hiện nay”.
2. Làm ở đơn vị sự nghiệp công lập có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là sinh viên mới ra trường, tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm, tôi đang vào làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, vậy tôi cơ quan của tôi có bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không? Mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Trước ngày 01/01/2015 khi Luật việc làm 2013 có hiệu lực, vấn đề bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Nghị định số 127/2008/NĐ-CP. Trong đó trường hợp của bạn là làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập, theo quy định của Luật việc làm 2013 nêu rõ:
“Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, bạn chỉ quan tâm về vấn đề hợp đồng bạn ký kết là gì? Thời hạn như thế nào có phải tham gia hay không, nếu bạn làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị bạn vẫn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho bạn khi đầy đủ yêu cầu về loại hợp đồng.
3. Giáo viên nghỉ việc có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên dạy cấp 3. Đã vào biên chế từ tháng 9 năm 2009. Đều đóng bảo hiểm y tế và thất nghiệp theo quy định của nhà nước. Nay do điều kiện gia đình và sức khỏe không thể đi dạy ở xa (cách 60km) nên tôi xin nghỉ dạy. Trường hợp của tôi có được hưởng trợ cấp gì bên bảo hiểm không. Trân thành cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Viên chức 2010 có quy định: “Viên chức làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo cho người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập biết trước ít nhất 45 ngày; trường hợp viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục thì phải báo trước ít nhất 03 ngày”. Đối với trường hợp của bạn, khi xin nghỉ việc bạn sẽ phải thông báo bằng văn bản cho hiệu trưởng trường nơi bạn đang công tác trước ít nhất là 45 ngày. Trong thời gian công tác, bạn đã đóng đầy đủ bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp, bạn xin nghỉ việc trước khi về hưu vì lý do gia đình cũng như chỗ làm mới không đảm bảo sức khỏe thì bạn sẽ được hưởng các trợ cấp nhất định (Điều 29 Luật Viên chức 2010). Theo quy định tại Điều 48 Luật Viên chức 2010 thì khi chấm dứt hợp đồng làm việc, viên chức được hưởng trợ cấp thôi viêc, trợ cấp mất việc làm hoặc chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về bảo hiểm xã hội. Bạn là giáo viên làm việc theo
“1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.” Tiền lương để tính trợ cấp thôi viecj là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 81 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021” thì trong trường hợp này bạn còn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể:
“1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;
2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;
3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này.”
Đối với trường hợp của bạn, bạn được biên chế làm viên chức nhà nước từ tháng 9/2009, tính đến thời điểm hiện tại bạn đã làm việc được hơn 6 năm và đều có tham gia bảo hiểm thất nghiệp thỏa mãn điều kiện được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp bạn cần phải đăng kí thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội. Mức trợ cấp thất nghiệp đối với trường hợp của bạn được tính theo quy định tại Điều 82 “Luật bảo hiểm xã hội mới nhất 2021”. Cụ thể mức trợ cấp thất nghiệp của bạn hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi bạn xin nghỉ viêc. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn là 6 tháng.
4. Công chức có bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Trước đây tôi công tác tại Phòng Tài chính- KH của huyện (công chức). Năm 2013 UBND Huyện điều động tôi về công tác tại Trung tâm phát triển quỹ đất (đơn vị Sự nghiệp). Tôi không giữ chức vụ lãnh đạo, làm nhân viên tổng hợp. Như vậy tôi có phải tham gia đóng BHTN hay không? Kính mong các anh (chị) tư vấn cho, Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013 quy định đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn là công chức công tác tại Phòng tài chính – kế hoạch của huyện, sau đó được điều động về công tác tại Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc đơn vị sự nghiệp công lập, với vị trí là nhân viên tổng hợp.
Khoản 2 Điều 4 Luật cán bộ công chức 2008 quy định: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Luật sư tư vấn đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp:1900.6568
Như vậy, công chức làm việc theo quyết định tuyển dụng của Nhà nước, không làm việc theo hợp đồng làm việc hay hợp đồng lao động do đó công chức không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Việc bạn được điều động tới đơn vị khác thì theo quy định tại Điều 39 Nghị định 24/2010/NĐ-CP, bạn vẫn là công chức, có thể phải chuyển ngạch nếu như bạn được điều động đến vị trí công tác khác không phù hợp với ngạch công chức hiện giữ. Do đó, bạn không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.