Quy định mới về thi giáo viên dạy giỏi có điểm gì mới so với các năm khác? Theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT thì Hội thi giáo viên dạy giỏi sắp tới sẽ có rất nhiều điểm mới. Sau đây là những quy định mới về thi giáo viên dạy giỏi đã được tổng hợp lại, mời các bạn đọc cùng theo dõi.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giáo viên có bắt buộc tham gia thi giáo viên dạy giỏi không?
- 2 2. Không tham gia thi giáo viên dạy giỏi thì có bị kỷ luật không?
- 3 3. Được công nhận giáo viên dạy giỏi là quyền lợi của giáo viên:
- 4 4. Hồ sơ thi giáo viên dạy giỏi gồm những gì?
- 5 5. Những hay đổi nội dung thi giáo viên dạy giỏi các cấp:
1. Giáo viên có bắt buộc tham gia thi giáo viên dạy giỏi không?
Trước đây, theo Thông tư 49/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp mầm non cũng như tại Thông tư 21/2010/TT-BGDĐT về Điều lệ Hội thi các giáo viên dạy giỏi các cấp học phổ thông, giáo dục thường xuyên, không quy định việc giáo viên có bắt buộc phải thi giáo viên giỏi.
Nhưng hội thi giáo viên dạy giỏi là một trong những điểm xuất phát để đánh giá thực trạng đội ngũ, từ đó chuẩn bị cho việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục.
Có thể thấy, mặc dù việc tham gia dự thi giáo viên dạy giỏi không được quy định cụ thể có phải là trường hợp bắt buộc không nhưng trên thực tế đó là yêu cầu bắt buộc đối với hầu hết mọi giáo viên.
Tuy nhiên, ngày 20/12/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 22/2019/TT-BGDĐT quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông.
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 22 nêu rõ: “Nguyên tắc của Hội thi dựa trên sự tự nguyện của giáo viên, không ép buộc, không tạo áp lực cho giáo viên tham gia Hội thi.”
Như vậy, chính thức từ ngày 12/02/2020 giáo viên tham gia Hội thi giáo viên dạy giỏi sẽ được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện và sẽ không bị ép buộc cũng như tạo áp lực. Do đó, không bắt buộc giáo viên phải tham gia thi giáo viên giỏi các cấp.
2. Không tham gia thi giáo viên dạy giỏi thì có bị kỷ luật không?
Theo quy định tại Điều 17
Tuy nhiên, theo điều 11
Như vậy, trường hợp nhà trường cử giáo viên đi thi giáo viên dạy giỏi các cấp mà giáo viên đó không tự nguyện tham gia thì theo quy định tại Thông tư 22 nêu trên, giáo viên đó không bị xử phạt kỷ luật nếu không tham gia với lý do không chấp hành nghĩa vụ của viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
Tóm lại, giáo viên có quyền không tham gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Đây là quyền lợi hợp pháp của mỗi giáo viên nên sẽ không bị xử phạt nếu không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Được công nhận giáo viên dạy giỏi là quyền lợi của giáo viên:
Tại Điều 5 Quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định về việc công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi như sau:
‐ Giáo viên được công nhận là giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi và được cơ quan tổ chức hội thi cấp giấy chứng nhận nếu:
-
Tham gia tất cả các nội dung của cuộc thi
-
Đáp ứng yêu cầu của thông tư 22/2019/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả giáo viên dự thi các cấp học.
‐ Danh hiệu giáo viên viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi được bảo lưu như sau:
-
Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường được bảo lưu thời hạn 1 năm tiếp theo năm được công nhận đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp trường
-
Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện được bảo lưu cho năm thứ 01 sau năm được công nhận giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm lớp giỏi cấp huyện
-
Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp quận được bảo lưu trong thời hạn 03 năm kể từ năm được công nhận danh hiệu giáo viên dạy giỏi, chủ nhiệm lớp giỏi cấp quận
Danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi được bảo lưu, không lấy làm tiêu chí để tham dự Hội thi giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi các cấp.
Vì vậy việc thi và đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi là quyền lợi chính đáng của giáo viên, được thực hiện một cách tự nguyện, không ép buộc theo ý chí cá nhân của mỗi giáo viên. Nguyên tắc này cũng đảm bảo tính trung thực, tránh áp lực, tiêu cực cho hội thi Giáo viên dạy giỏi cũng như các cơ sở giáo dục đào tạo.
4. Hồ sơ thi giáo viên dạy giỏi gồm những gì?
Hồ sơ thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện:
‐ Danh sách các giáo viên đăng ký dự thi cấp huyện do lãnh đạo cơ sở các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ký duyệt xác nhận.
‐ Danh sách gửi kèm theo các minh chứng xác thực đủ tiêu chuẩn tham dự Hội thi theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Quy định này.
‐ Giấy xác nhận của lãnh đạo cơ sở giáo dục và bằng chứng xác thực về việc hỗ trợ trẻ em, học sinh có sự tiến bộ rõ rệt thông qua việc vận dụng hiệu quả biện pháp trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp.
Hồ sơ thi giáo viên dạy giỏi cấp trường:
‐ Theo điều 9 Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT, hồ sơ thi giáo viên dạy giỏi cấp trường gồm:
– Kết quả đạt chuẩn mực nghề nghiệp (bao gồm đánh giá kết quả đạt chuẩn nghề nghiệp và các minh chứng xác thực) theo điểm a Khoản 2 các Điều 6, 7, 8 của Quy định này.
‐ Giấy xác thực của lãnh đạo cơ sở giáo dục và bằng chứng xác thực về việc học sinh được giúp đỡ để đạt được tiến bộ rõ rệt trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em thông qua việc triển khai hiệu quả các nguồn lực; giáo viên đứng lớp trong ngành giáo dục; trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm lớp.
Cụ thể: Đối với giáo viên mầm non thid tham dự Hội thi cấp trường phải đảm bảo đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên của năm liền kề năm tham dự Hội thi và các tiêu chí sau phải đạt mức tốt: (Theo Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT)
‐ Đạo đức nhà giáo
‐ Phát triển chuyên môn bản thân
‐ Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em
‐ Giáo dục phát triển toàn diện trẻ em
‐ Quản lý nhóm, lớp
‐ Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện
Đối với giáo viên phổ thông:
‐ Giáo viên thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ Sở thì phải đảm bảo đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên của năm liền kề năm tham dự Hội thi, trong đóa tiêu chuẩn phát triển chuyên môn nghiệp vụ (theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT) đạt mức tốt.
‐ Giáo viên thi Hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ Sở giáo dục phổ thông phải đảm bảo đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên của năm liền kề năm tham dự Hội thi và tiêu chuẩn 3,4 (Tiêu chuẩn xây dựng môi trường giáo dục, Tiêu chuẩn phát triển mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT) phải đạt mức tốt.
5. Những hay đổi nội dung thi giáo viên dạy giỏi các cấp:
Đối với Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non:
Giáo viên thực hiện một số hoạt động học tập cụ thể theo kế hoạch giáo dục đã chuẩn bị trong thời điểm diễn ra cuộc thi.
Ngoài ra, giáo viên phải trình bày được biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em tại cơ ở giáo dục, nơi giáo viên đang công tác. Thời gian trình bày tiết mục không quá 30 phút, kể cả thời gian thảo luận của Ban giám khảo.
– Đối với hội thi giáo viên dạy giỏi/giáo viên chủ nhiệm lớp cấp cơ sở phổ thông:
Giáo viên thực hành dạy một tiết dạy theo kế hoạch giảng dạy (đối với hội thi giáo viên dạy giỏi) hoặc một tiết dạy về tổ chức hoạt động giáo dục (tiết sinh hoạt lớp hoặc tiết hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp – đối với Hội thi chủ nhiệm lớp giỏi) tại thời điểm diễn ra Hội thi.
Ngoài ra, giáo viên phải trình bày được biện pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy/công tác chủ nhiệm tại cơ sở giáo dục nơi giáo viên đang công tác. Thời gian trình bày tiết mục không quá 30 phút, kể cả thời gian thảo luận của Ban giám khảo.
Có thể thấy được nội dung dành cho giáo viên thi dạy giỏi cũng được thêm với mục câu hỏi về biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy tại cơ sở giáo dục Câu hỏi này đòi hỏi sự quan sát, phân tích thực tế của giáo viên để nhận thức được những vấn đề của nhà trường. Những câu trả lời này cũng giúp tạo ra môi trường học hiệu quả nhất.