Giao dịch dân sự là gì? Các loại hình thức giao dịch dân sự? Giao dịch dân sự vô hiệu?
Có thể thấy, giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý và là một trong những vấn đề phổ biến và quan trọng trong lĩnh vực dân sự bởi đây là phương tiện hữu hiệu để thỏa mãn quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Để làm rõ những vấn đề liên quan đến hiệu lực của giao dịch dân sự thì Bộ luật dân sự 2015 đã được ban hành và quy định rõ ràng về giao dịch dân sự, góp phần đảm bảo hiệu quả thực thi của luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan. Vậy, pháp luật đã quy định giao dịch dân sự là gì? Hình thức giao dịch dân sự như thế nào và hiệu lực của giao dịch dân sự có trong thời điểm nào?
Cơ sở pháp lý: Bộ luật dân sự 2015
1. Giao dịch dân sự là gì?
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, giao dịch dân sự (GDDS) là: hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hình thức của GDDS là phương tiện thể hiện nội dung của giao dịch. Thông qua phương tiện này bên đối tác cũng như người thứ ba có thể biết được nội dung của giao dịch đã xác lập. Nó là chứng cứ xác nhận các quan hệ đã, đang tồn tại giữa các bên, qua đó xác định trách nhiệm dân sự khi có hành vi vi phạm xảy ra.
2. Các loại hình thức giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể. Người xác lập giao dịch có quyền lựa chọn hình thức của giao dịch đó. Chỉ trong một số trường hợp đặc biệt thì pháp luật mới có yêu cầu về hình thức buộc các chủ thể phải tuân theo, đó là yêu cầu phải lập thành văn bản, phải có chứng nhận, chứng thực, đăng ký, xin phép.
– Hình thức bằng lời nói
Hình thức bằng lời nói được coi là hình thức phổ biến nhất trong xã hội hiện nay mặc dù hình thức này có mức độ xác thực thấp nhất. Hình thức bằng lời nói thường được áp dụng đối với các giao dịch được thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau đó (mua bán trao tay) hoặc giữa các chủ thể có quan hệ mật thiết, tin cậy, giúp đỡ lẫn nhau. Nhưng cũng có những trường hợp giao dịch DS bằng lời nói phải đảm bảo tuân thủ những điều kiện luật định mới có giá trị như điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng,…
– Hình thức văn bản: bao gồm hai loại chính: văn bản thường và văn bản có công chứng, chứng thực.
– Văn bản thường
Văn bản thường được áp dụng trong trường hợp các bên tham gia giao dịch DS thỏa thuận hoặc pháp luật quy định giao dịch DS phải được thể hiện bằng hình thức văn bản. Hình thức này có tính xác thực cao hơn và rõ ràng hơn so với trường hợp giao dịch được thể hiện bằng lời nói.
– Văn bản có công chứng, chứng thực
Văn bản có công chứng, chứng thực được áp dụng trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch DS buộc phải được thành lập bằng văn bản có công chứng, chứng thực hoặc do các bên có thỏa thuận phải có chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép thì các bên phải tuân thủ hình thức, thủ tục đó.
– Giao dịch bằng hành vi
Giao dịch DS có thể được xác lập thông qua những hành vi nhất định theo quy ước quy định trước ví dụ như mua nước bằng máy tự động. Đây là hình thức giản tiện nhất của giao dịch. Giao dịch có thể được xác lập thông qua hình thức này mà không nhất thiết phải có sự hiện diện đồng thời của tất cả các bên giao kết. Hình thức này ngày càng trở nên phổ biến đối với những quốc gia có nền công nghiệp tự động hóa phát triển.
3. Giao dịch dân sự vô hiệu
Căn cứ vào Bộ luật dân sự 2015 quy định về điều kiện để giao dịch dân sự có điều kiện là khi giao dịch đáp ứng được về: chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Theo đó, nếu không có các điều kiện này thì giao dịch dân sự sẽ trở thành vô hiệu.
Cũng tại Bộ luật dân sự 2015 quy định giao dịch dan sự vô hiệu do nhiều trường hợp như do giao dịch vô hiệu do giả tạo; giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện; Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn; Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép; Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; …..vv….
Ở tại Bộ luật dân sự 2005 đã quy định về giao dịch dân sự do giả mạo và so sánh với Bộ luật dân sự 2015 thì có thể thấy:
Căn cứ Điều 121 Bộ luật dân sự 2005 thì giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo được quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự 2005 như sau:
“- Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì giao dịch giả tạo vô hiệu, còn giao dịch bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này.
– Trong trường hợp xác lập giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch đó vô hiệu”.
Còn đối với quy định về giao dịch vô hiệu do giả tạo quy định tại Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“- Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
– Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu”.
Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo được quy định tại Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.”
Hai quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo có nội dung gần như là giống nhau. Nghĩa là Bộ luật dân sự 2015 có sự kế thừa “Bộ luật dân sự 2015”. Điểm khác biệt là trong Bộ luật dân sự 2015 có phạm vi dẫn chiếu rộng hơn. Điều đó được hiểu là giao dịch bị che dấu vô hiệu theo quy định luật khác có liên quan chứ không chỉ nằm trong phạm vi theo quy định Bộ luật dân sự 2005.
Chẳng hạn: Với trường hợp mua bán nhà dưới hình thức ủy quyền. Trên thực tế, các bên vì muốn trốn tránh nghĩa vụ thuế nên đã ký hợp đồng ủy quyền định đoạt tài sản là nhà ở chứ không ký hợp đồng mua bán. Những quy định về hợp đồng mua bán nhà không được quy định trong Bộ luật dân sự 2015. Vì thế, để chứng minh hợp đồng này là giả tạo thì ngoài căn cứ về hợp đồng mua bán trong Bộ luật dân sự 2005 thì còn áp dụng những căn cứ trong Luật nhà ở 2014, Luật đất đai 2013,
Chiếu theo nội dung về giao dịch dân sự vô hiệu thì sẽ dân đến hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
Khi xác định giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập; Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả; Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó; Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, so sánh giữa quy định của hai bộ Luật này thì nội dung không thay đổi và xác lập giao dịch sẽ bị vô hiệu khi xét thấy các hành vi như hai bên thực hiện giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác. Và ngoài loại giao dịch dân sự này thì pháp luật còn quy định rất nhiều các loại giao dịch khác bị vô hiệu. Khi Bộ luật dân sự 2005 hết hiệu lực thì Quốc hội đã ban hành