Giao đất không thu tiền sử dụng đất và giao đất có thu tiền sử dụng đất là hai hình thức giao đất của Nhà nước theo quy định của pháp luật về đất đai. Vậy giao đất là gì và trong trường hợp nào Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
- 1 1. Quy định về giao đất không thu tiền sử dụng đất:
- 2 2. Khi nào giao đất không thu tiền sử dụng đất?
- 3 3. Căn cứ để giao đất không thu tiền sử dụng đất:
- 4 4. Đất được Nhà nước giao cho không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển nhượng không?
- 5 5. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất:
- 6 6. Tại sao vẫn tồn tại hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất?
1. Quy định về giao đất không thu tiền sử dụng đất:
1.1. Giao đất là gì?
Giao đất là việc Nhà nước quyết định ban hành giao đất để trao quyền sử dụng đất cho cá nhân, tổ chức có nhu cầu sử dụng đất.
(Theo quy định tại khoản 7 điều 3 Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH 2018 của Luật đất đai).
Giao đất khác với thuê đất hay công nhận quyền sử dụng đất. Thuê đất là việc Nhà nước cho phép người sử dụng đất thuê một phần hoặc toàn bộ diện tích đất của mình để sử dụng trong một thời hạn nhất định và phải trả tiền thuê. Công nhận quyền sử dụng đất là việc Nhà nước công nhận cho người sử dụng đất đã có quyền sử dụng trên thực tế mà chưa được cấp giấy chứng nhận.
Có hai hình thức giao đất là giao đất có thu tiền sử dụng đất và giao đất không thu tiền sử dụng đất.
1.2. Giao đất có thu tiền sử dụng đất là gì?
Giao đất có thu tiền sử dụng đất là hình thức nhà nước trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất. Như vậy, khi được nhà nước giao đất thì đối tượng được nhận đất có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất là một số tiền nhất định cho nhà nước trong trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất theo Luật đất đai. Tiền sử dụng đất khi Nhà nước quyết định giao đất có thu tiền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu, số tiền ấy được coi là một loại nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải trả cho Nhà nước khi được giao đất. Họ không phải nộp tiền sử dụng đất khi thuộc đối tượng được miễn, giảm hoặc không phải nộp tiền theo quy định của Pháp Luật.
1.3. Giao đất không thu tiền sử dụng đất là gì?
Giao đất không thu tiền sử dụng đất là hình thức giao đất trong đó đối tượng sử dụng đất không cần phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
1.4. Ý nghĩa của việc phân loại hình thức giao đất:
Việc phân loại hình thức phân chia giao đất này là yếu tố quyết định trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ cụ thể của mỗi chủ thể sau khi được Nhà nước giao đất. Ngoài ra, việc phân loại hình thức như thế này là cơ sở để cơ quan quản lý đất đai có những quy chế phù hợp với từng đối tượng sử dụng đất. Bởi vì có cơ Chế pháp lí riêng cho từng hình thức giao đất. Và cũng là cơ sở để đối tượng có quyền sử dụng đất sử dụng đất đai một cách khôn ngoan nhằm thực hiện phân phối đất đai hiệu quả hơn.
2. Khi nào giao đất không thu tiền sử dụng đất?
Căn cứ theo điều 54
‐ Tổ chức chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ về tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp.
‐ Tổ chức sử dụng đất nhằm mục đích xây dựng nhà ở để phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước.
‐ Các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối được giao cho đất nông nghiệp trong mức quy định theo như điều 129 Luật đất đai 2013.
Do đó, hạn mức giao đất đối với các loại đất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối… là khác nhau. Đồng thời, các vùng, tỉnh khác nhau có hạn mức giao đất khác nhau.
Ví dụ: Đối với đất trồng cây lâu năm hạn mức giao đất không quá 10 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn thuộc vùng đồng bằng; tối đa là 30 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở cộng đồng dân cư trung du và miền núi.
‐ Các cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; các cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp (như: đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở tại của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của Nhà nước tôn giáo được Nhà nước cấp phép hoạt động).
‐ Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên liệu, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, đất xây dựng trụ sở cơ quan; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa nhằm chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
3. Căn cứ để giao đất không thu tiền sử dụng đất:
Căn cứ theo điều 52
‐ Nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất.
‐ Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nếu người sử dụng đất có yêu cầu giao đất thuộc 05 trường hợp nêu trên thì Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thảo luận và quyết định giao đất cho các đối tượng nói trên.
Lưu ý: Theo Khoản 1 điều 3 của Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, khi giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân thì phải xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
‐ Tiêu chí để xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp: Hộ gia đình có ít nhất một nhân khẩu không hưởng lương thường xuyên; Người đã nghỉ hưu, mất sức lao động, thôi việc có quyền được trợ cấp xã hội.
‐ Tiêu chuẩn xác định người trực tiếp sản xuất nông nghiệp: Không có tiền lương thường xuyên; Người đã nghỉ hưu, mất sức lao động, thôi việc có quyền được trợ cấp xã hội.
4. Đất được Nhà nước giao cho không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển nhượng không?
Theo quy định tại điều 173 Luật đất đai 2013, đối với đối tượng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất là tổ chức thì tổ chức ấy có không có quyền chuyển nhượng đất.
Đối với đối tượng được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất là cá nhân căn cứ theo điều 179 Luật đất đai năm 2013 có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, trong trường hợp khi một thành viên trong hộ gia đình chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó có thể được thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.
Nếu người thừa kế là người Việt Nam định cư tại nước ngoài thuộc đối tượng tại khoản điều 186 Luật đất đai 2013 thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; trong trường hợp không thuộc đối tượng quy định tại Điều 186 Luật đất đai 2013 thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó.
Như vậy đối với đất nông nghiệp mà cá nhân được giao trong hạn mức quy định của pháp luật không thu tiền sử dụng đất thì vẫn được chuyển nhượng.
5. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất:
Theo điều 188 Luật đất đai 2013, nếu thửa đất đáp ứng đủ các điều kiện sau thì người sử dụng đất có thể tiến hành giao dịch mua bán bình thường:
‐ Đất không có tranh chấp;
‐ Trong thời gian sử dụng đất;
‐ Có giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 186 và khoản 1 điều 168 Luật đất đai 2013;
‐ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
6. Tại sao vẫn tồn tại hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất?
Như đã đề cập ở trên, giao đất không thu tiền sử dụng đất nếu thuộc một trong các trường hợp được nêu tại điều 54 Luật đất đai năm 2013. Có thể thấy các trường hợp được giao đất mà quy định ở đây rất đặc biệt. Đó là những trường hợp trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối,….được giao đất nông nghiệp. Hoặc đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, đất sử dụng vào mục đích công cộng, v.v. Trong những trường hợp này, quy định của nhà nước về việc giao đất và sử dụng đất không thu tiền của đối tượng được giao tỏ ra là một lợi ích hết sức hợp lý, vì lợi ích chung của tất cả mọi người, vì lợi ích của cộng đồng chứ moong hướng đến lợi ích của một cá nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật đất đai 2013;
–
– Thông tư 33/2017/TT-BTNMT về hướng dẫn Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai và sửa đổi thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.