Đất đai thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước trực tiếp quản lý theo các quy định của pháp luật. Cùng với việc công nhận quyền sử dụng đất thì việc giao đất là hình thức vô cùng quan trọng để người dân có quyền sử dụng đất, Việc giao đất được thực hiện trên các hình thức khác nhau như giao đất có thu tiền sử dụng đất hay giao đất không thu tiền sử dụng đất.
Mục lục bài viết
1. Giao đất là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3
7. Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu cầu sử dụng đất.
Theo đó, Người sử dụng đất, khi được nhà nước giao đất đối với hai hình thức giao đất thu tiền sử dụng đất và giao đất không thu tiền sử dụng đất. Các chủ thể được nhà nước giao đất phải thực hiện các quy định của pháp luật về việc giao đất và thực hiện các nghĩa vụ kèm theo
2. Trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất:
Căn cứ dựa trên Điều 55 Luật đất đai 2013 quy định về các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất như sau:
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
2. Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
4. Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
Theo đó việc giao đất có thu tiền sử dụng đất là các trường hợp như chúng tôi đã nêu như trên. Ví dụ như các trường hợp được giao đất ở cho các cá nhân hay hội gia đình, thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê…hay một số các trường hợp khác theo quy định thì các trường hợp này phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về thực hiện nghĩa vụ của mình đối với việc nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước.
3. Trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất:
Giao đất không thu tiền sử dụng là chính sách của Nhà nước đối với một số đối tượng người sử dụng đất. Để được giao đất thì cần viết đơn xin giao đất gửi ủy ban nhân dân cấp huyện nếu là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, gửi ủy ban nhân dân cấp tỉnh nếu là tổ chức, cơ sở tôn giáo.
Cụ thể các trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2013 được quy định tại Điều 54 Luật đất đai 2013 như sau:
Tại Điều 54. Giao đất không thu tiền sử dụng đất:
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;
3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;
5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.
Theo đó nếu các cá nhân, tổ chức….gọi chung là người được giao đất thuộc một trong năm trường hợp quy định như trên thì sẽ không phải thực hiện việc nộp tiền sử dụng đất. Khi người sử dụng đất thuộc 05 trường hợp trên có đơn xin giao đất thì Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định giao đất cho các đối tượng trên theo quy định của pháp luật
4. Thẩm quyền giao đất:
Theo quy định tại Điều 59 Luật Đất đai 2013 thì Thẩm quyền giao đất của các cơ quan nhà nước phụ thuộc vào đối tượng được giao đất và loại đất được giao để sử dụng, cụ thể:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật Đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất trong các trường hợp sau đây: Giao đất đối với tổ chức; Giao đất đối với cơ sở tôn giáo; Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất trong các trường hợp sau đây: Giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
5. Quy trình giao đất có thu tiền sử dụng đất theo Luật đất đai 2013:
Giao đất có thu tiền sử dụng đất là một trong những hình thức Nhà nước trao quyền sử dụng cho cá nhân, tổ chức sử dụng đất. Luật đất đai 2013 quy định về giao đất có thu tiền sử dụng đất như sau:
– Đối tượng được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất gồm:
“+) Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
+) Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
+) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
+) Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
– Cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất có các quyền sau:
+) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất;
+) Cho thuê quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với;
+) Tặng cho quyền sử dụng đất;
+) Thế chấp bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam;
+) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật
+) Thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật (đối với trường hợp người được giao đất là cá nhân).
– Cá nhân, tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất có nghĩa vụ:
+) Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
+) Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
+) Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
+) Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
+) Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
+) Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
+) Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.”
6. Hành vi vi phạm về giao đất được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 97
– Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất không đúng vị trí và diện tích đất trên thực địa;
– Giao đất, giao lại đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Giao lại đất, cho thuê đất trong khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng không phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy thông qua đó có thể thấy các hành vi vi phạm quy định về giao đất được quy định rất cụ thể, các cơ quan có thẩm quyền và người được giao đất phải lưu ý để thực hiện đúng quy định mà pháp luật đề ra. Nếu vi phạm các quy định về giao đất sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật đề ra
Cơ sở pháp lý: Luật đất đai 2013