Giáo viên kiêm nhiệm là gì? Giảm tiết dạy đối với giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ? Giáo viên kiêm nhiệm nhiều chức danh có được hưởng phụ cấp không?
Giáo viên là một nghề cao quý và là nghề nghiệp đang rất được quan tâm phát triển bởi giáo dục chính là cánh cửa mở ra tương lai cho mỗi người và cho đất nước sau này. Hiện nay giáo viên được tham gia dạy học và được tham gia các công việc khác ngoài công việc giảng dạy trên lớp của mình đó được gọi là giáo viên kiêm nhiệm. Giáo viên kiêm nhiệm có nghĩa vụ hoàn thành trách nhiệm đối với công việc kiêm nhiệm của mình, bên cạnh đó họ cũng có một số quyền lợi như giảm tiết dạy đối với giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ và nhận phụ cấp từ kiêm nhiệm công việc khác của nhà trường. Vậy cụ thể những quyền lợi này được thể hiện như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Thông tư Số: 33/2005/TT-BGD&ĐT hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong cơ sở giáo dục công lập
Thông tư Số: 08/2016/TT-BGDĐT quy định chế độ giảm giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
Luật sư
1. Giáo viên kiêm nhiệm là gì?
Hiện nay việc giáo viên giữ các chức danh khác ngoài công việc giảng dạy cũng khá phổ biến và được gọi là giáo viên kiêm nhiệm nói cụ thể thì giáo viên kiêm nhiệm được hiểu là viên chức thực hiện công việc giảng dạy học sinh đang thực hiện công việc giảng dạy mà còn làm thêm một công việc nào đó nữa trong nhà trường như Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Công tác văn thư, Công tác đoàn đội… Theo đó căn cứ tại quy định khoản 5 Điều 9 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT cụ thể như sau:
” Điều 9. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức khác trong nhà trường
…
5. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và chất lượng công tác, mỗi giáo viên không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất.”
Dựa trên quy định mà pháp luật đưa ra chúng ta có thể thấy rằng mỗi giáo viên không thể kiêm nhiệm quá hai chức vụ và được hưởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất theo quy định để đảm bảo công việc cho giáo viên đó được phân bổ hợp lý. Ví dụ như giáo viên A đang kiêm nhiệm chủ nhiệm và chủ tịch công đoàn, do nhà trường thấy giáo viên A có năng lực nên nhà trường phân công kiêm nhiệm chức tổ phó bộ môn Toán, Vậy theo đó thì việc nhà trường phân công giáo viên kiêm nhiệm 03 chức vụ là không đúng quy định của pháp luật đề ra.
2. Giảm tiết dạy đối với giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi hiên đang làm chủ tịch công đoàn không chuyên trách trường trung học cơ sở và Kiêm nhiệm Tổ trưởng tổ chuyên môn. Theo thông tư 08/2016 Thì tổng cộng tôi sẽ được giảm mấy tiết.. Điều 2 Thông tư 08: Nếu kiêm nhiệm chức vụ khác ….thì chỉ được hưởng một chế độ. Vây chức vụ đó của bên công đoàn hay là chuyên môn ạ? Tôi muốn có hồi âm sớm nhất, tôi cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về định mức tiết dạy như sau:
“Điều 6. Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết
…”
Theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông thì đối với trường hợp của bạn thì số tiết đối định mức tiết dạy đối với giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết/tuần.
Tại Điều 8 tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định về chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn như sau:
“Điều 8. Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
…
5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần”.
Căn cứ vào quy định này thì chế độ tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn như giáo viên làm tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.
Căn cứ điểm b, khoản 2 Điều 3
Theo khoản 2, Điều 4, Thông tư 08/2016/TT-BGDĐT Giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách nếu kiêm nhiệm thêm các chức vụ khác cũng sử dụng chế độ giảm định mức giờ dạy thì chỉ được hưởng một chế độ giảm định mức giờ dạy cao nhất trong số các chức vụ kiêm nhiệm. Ngoài chế độ được giảm định mức tiết dạy đối với công tác công đoàn không chuyên trách, nếu có kiêm nhiệm thêm nhiều chức vụ khác thì sẽ được hưởng thêm chế độ giảm định mức giờ dạy cao nhất trong các chức vụ kiêm nhiệm.
Hiện nay, pháp luật không có quy định về việc xác định một tiết học là bao nhiêu giờ? Nếu xét trong trường hợp đơn vị bạn áp dụng thời lượng của một tiết học ít hơn 1 giờ thì thời gian giảm định mức giờ dạy sẽ được áp dụng là 03 giờ/tuần. Nếu thời lượng 1 tiết học của đơn vị nhiều hơn 1 giờ, thì sẽ được áp dụng theo chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm tổ trưởng bộ môn là 03 tiết/ tuần.
3. Giáo viên kiêm nhiệm nhiều chức danh có được hưởng phụ cấp không?
Như chúng tôi đã phân tích như trên thì việc giáo viên kiêm nhiệm nhiều chức danh thì pháp luật cũng có quy định về việc phụ cấp kiêm nhiệm của giáo viên co thể hiểu đây là khoản phụ cấp giáo viên được hưởng khi kiêm nhiệm thêm các chức danh khác để có thể ổn định mức thu nhập phù hợp với công việc. Nếu trường hợp mà giáo viên làm lãnh đạo sẽ được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo quy định tại Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT cụ thể theo quy định như sau:
Cơ sở giáo dục | Chức vụ lãnh đạo | Hệ số phụ cấp | Ghi chú |
Cơ sở đại học trọng điểm: – Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng | – Giám đốc – Chủ tịch Hội đồng đại học – Phó giám đốc – Trưởng ban và tương đương – Phó trưởng ban và tương đương | 1,10 1,05 1,00 0,80 0,60 | |
– Trường đại học trọng điểm | – Hiệu trưởng – Chủ tịch Hội đồng trường – Phó hiệu trưởng | 1,10 0,95 0,90 | |
Trường đại học khác | – Hiệu trưởng – Chủ tịch Hội đồng trường – Phó hiệu trưởng | 1,00 0,85 0,80 | |
– Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Đối với các khoa lớn (có số cán bộ giảng dạy từ 40 người trở lên hoặc có từ 5 tổ bộ môn trở lên): + Trưởng khoa + Phó trưởng khoa
– Các chức danh lãnh đạo trực thuộc khoa: + Trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương. + Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương | 0,50
0,40
0,60
0,50
0,40
0,30 | Áp dụng chung cho tất cả các loại trường | |
Trường cao đẳng | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II | 0,90 0,80 0,70 0,60 | Trường dự bị đại học hưởng như trường hạng I |
– Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Các chức danh lãnh đạo trực thuộc khoa: + Trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương. + Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương. | 0,45
0,35
0,25
0,20 | Áp dụng chung cho tất cả các trường cao đẳng | |
Trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III | 0,80 0,70 0,60
0,60 0,50 0,40 | |
– Trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Phó trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương. – Tổ trưởng tổ bộ môn trực thuộc khoa. – Tổ phó tổ bộ môn trực thuộc khoa | 0,35
0,25
0,20 0,15 | Áp dụng chung cho tất cả các trường THCN và trường DN | |
Trường trung học phổ thông | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III | 0,70 0,60 0,45
0,55 0,45 0,35 | Trường chuyên biệt tỉnh hưởng như trường hạng I |
– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường)
– Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) | 0,25
0,15 | ||
Trường trung học cơ sở | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III | 0,55 0,45 0,35
0,45 0,35 0,25 | Trường chuyên biệt huyện hưởng như trường hạng I |
– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) – Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) | 0,20
0,15 | ||
Trường tiểu học | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II + Trường hạng III | 0,50 0,40 0,30
0,40 0,30 0,25 | |
– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) – Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) | 0,20
0,15 | ||
Trường mầm non | – Hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II – Phó hiệu trưởng: + Trường hạng I + Trường hạng II | 0,50 0,35
0,35 0,25 | |
– Tổ trưởng chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) – Tổ phó chuyên môn và tương đương (không phân biệt hạng trường) | 0,20
0,15 | ||
Trung tâm cấp tỉnh | – Giám đốc – Phó giám đốc – Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | 0,50 0,40 0,25 | |
Trung tâm cấp quận, huyện | – Giám đốc – Phó giám đốc – Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | 0,40 0,30 0,20 | |
Trung tâm thuộc thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh | – Giám đốc – Phó giám đốc – Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | 0,60 0,50 0,30 | |
Trung tâm thuộc quận, huyện thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh | – Giám đốc – Phó giám đốc – Tổ trưởng chuyên môn và tương đương | 0,50 0,40 0,25 |
Theo bảng trên chúng ta có thể thấy, tại đây pháp luật đã quy định cụ thể về các cấp học, chức vụ lãnh đạo và cả hệ số nhân theo cấp bậc của từng vị trí và công việc, theo đó có thể đảm bảo công bằng đối với mức lương cho giáo viên và giáo viên có thể thông qua quy định này mà tự theo dõi về mức lương do kiêm nhiệm nhiều công việc của mình từ đó có thể tự bảo vệ quyền lợi cho bản thân.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Giảm tiết dạy đối với giáo viên phải kiêm nhiệm nhiều chức vụ” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.