Như chúng ta có thể thấy, cụm từ Quốc hội được nhắc đến rất nhiều trong hoạt động liên quan đến các khối chính trị - xã hội cả về mặt kinh tến, quốc phòng - an ninh,... bởi lẽ đây là cơ quan quyền lực ban hành nhiều các Bộ luật áp dụng cho toàn nước. Giám sát tối cao là gì?
Mục lục bài viết
1. Giám sát tối cao là gì?
Theo quy định trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân thì có nhắc đến hai khái niệm về giám sát và giám sát tối cao. Theo đó, cụ thể tại khoản 1 và khoản 3 như sau:
Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý
Giám sát tối cao là việc Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý. Giám sát tối cao được thực hiện tại kỳ họp Quốc hội.
2. Quyền giám sát tối cao của Quốc hội:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân thì trong hoạt động giám sát của Quốc hội sẽ bao gồm giám sát tối cao của Quốc hội, giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội.
Theo đó, Quốc hội có thể thực hiện quyền giám sát tối cao của mình bằng cách giao một phần quyền hạn giám sát của mình cho: một số cơ quan nhà nước bao gồm Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao(VKSNDTC,
Quyền hạn giám sát của những chủ thể trên đều xuất phát từ quyền chủ thể duy nhất của Quốc hội, do Quốc hội giao. Hoặc nói cách khác, quyền hạn của những chủ thể này trong hoạt động giám sát có tính chất phái sinh từ quyền giám sát của Quốc hội nên quyền hạn giám sát của những cơ quan này không thể là tối cao.
Tính tối cao của hoạt động giám sát của Quốc hội thể hiện ở một số dấu hiệu sau:
+ Hoạt động giám sát của Quốc hội không phân chia theo lĩnh vực mà mang tính bao trùm trong mọi lĩnh vực, mọi đối tượng có liên quan đến Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Bởi lẽ, hoạt động giám sát của các cơ quan nhà nước, các bộ phận cấu thành của Quốc hội đều bị giới hạn trong những phạm vi xác định.
+ Bản chất của hoạt động của một số cơ quan nhà nước, bộ phận cấu thành của Quốc hội được Quốc hội giao một số quyền giám sát, nhưng thực tế thì những cơ quan, bộ phận đó lại là đối tượng chịu sự giám sát của Quốc hội còn Quốc hội trong hoạt động của mình thì không chịu sự giám sát của bất kỳ cơ quan, tổ chức cá nhân nào ngoài sự giám sát của nhân dân.
+ Chính vì mang tính tối cao nên Quốc hội có quyền áp dụng những biện pháp chế tài cao nhất như: huỷ bỏ các văn bản của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hộ, Chính phủ, Thủ tướng, Việt kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao trong trường hợp văn bản trái Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
3. Hình thức giám sát tối cao của Quốc hội:
Theo Hiến pháp cũng như Luật tổ chức Quốc hội hiện hành thì quyền này được thực hiện bằng các phương thức sau đây:
– Quốc hội tổ chức xem xét các báo cáo công tác của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao để thực hiện nội dung giám sát việc tổ chức và thực hiện Hiến pháp, luật, và nghị quyết của Quốc hội trong các hoạt động thực tiễn của các đối tượng thuộc quyền giám sát tối cao.
Việc xem xét, thảo luận các báo cáo được chi ra thành hai kỳ hoặc là hàng năm hoặc sáu tháng tại các kỳ họp cuối năm hay giữa năm được tiến hành theo một trình tự chặt chẽ theo quy định, trong đó phải có thẩm tra báo cáo, phản biện, thảo luận, tranh luận của các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội đối với các đối tượng chịu sự giám sát tối cao của Quốc hội.
– Quốc hội xem xét các đề nghị của các cơ quan của Quốc hội, của đại biểu Quốc hội, của các cơ quan, tổ chức và cá nhân về các văn bản quy phạm pháp luật ban hành của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tính hợp pháp với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Đây chính là phương thức để thực hiện nội dung giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật của các đối tượng thuộc quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Tuy nhiên, để phương thức giám sát này được thực hiện ở các kỳ họp của Quốc hội trước tiên hết các cơ quan của Quốc hội từ Ủy ban thường vụ Quốc hội đến Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban và từng đại biểu Quốc hội giữa hai kỳ họp phải thường xuyên thực hiện quyền giám sát của mình đối với các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để xem xét có sai trái hay không rồi đưa ra các đề nghị kịp thời tại kỳ họp của Quốc hội.
– Xem xét chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp.
Điều 80
Có thể thấy họa động chất vất là việc đối chất trực tiếp giữa cơ quan, bộ phận dưới sự giám sát nên để chất vấn và trả lời chất vấn trở thành một phương thức thực hiện quyền giám sát tối cao, thì tại kỳ họp, Quốc hội phải xem xét việc trả lời chất vấn của những người thuộc đối tượng bị giám sát tối cao để từ đó có thể đánh giá năng lực, trình độ và trách nhiệm của những người được chất vấn.
Vì thế, có thể nói, trả lời chất vấn góp phần nâng cao năng lực, trình độ và trách nhiệm của những người thuộc đối tượng giám sát tối cao của Quốc hội, là tiền đề là căn cứ để các đại biểu Quốc hội thể hiện các quyền khác như bỏ phiếu tín nhiệm, bầu cử, bãi nhiệm, miễn nhiệm… và Luật giám sát phải cụ thể hóa quyền chất vấn của đại biểu Quốc hội và nghĩa vụ trả lời chất vấn của những người thuộc đối tượng chất vấn.
– Đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị Quốc hội thành lập Uỷ ban lâm thời trong những trường hợp cần thiết để điều tra về một vấn đề nhất định như để giải quyết hai loại công việc là để nghiên cứu, thẩm tra một dự án luật; và để điều tra về một vấn đề nhất định.
4. Hậu quả pháp lý của giám sát tối cao:
Hậu quả pháp lý của giám sát tối cao có nội dung và hình thức thể hiện khác với hậu quả pháp lý của các hoạt động giám sát khác bởi xét về hình thức thể hiện, hậu quả pháp lý của giám sát tối cao bao giờ cũng phải tồn tại dưới dạng một văn bản do Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp còn xét về nội dung của hậu quả pháp lý của giám sát tối cao thể hiện trong văn bản Nghị quyết của Quốc hội. Do đó, hậu quả pháp lý của giám sát tối cao bao gồm:
Thứ nhất, căn cứ vào kết quả giám sát, hậu quả pháp lý của giám sát tối cao có thể là Quốc hội ban hành một Nghị quyết về kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm đối với một hay một số chức danh thuộc đối tượng giám sát tối cao của Quốc hội.
Thứ hai, Quốc hội căn cứ vào kết quả trả lời chất vấn, hậu quả pháp lý của giám sát tối cao có thể là một Nghị quyết thể hiện sự đánh giá của Quốc hội về trách nhiệm và năng lực của người chất vấn.
Thứ ba, căn cứ vào kết quả giám sát tối cao đối với hoạt động của các đối tượng bị giám sát tối cao, hậu quả pháp lý của giám sát tối cao, có thể là một nghị quyết về việc bổ sung, sửa đổi một hay một số điều luật nhằm khắc phục về mặt pháp lý để giải quyết những sai sót do hoạt động của Nhà nước gây ra. Trong trường hợp cần thiết thì Quốc hội yêu cầu Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành văn bản hướng dẫn giải quyết một vụ việc cụ thể nào đó để thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.