Thanh tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP? Giám sát hoạt động đầu tư theo phương thức PPP?
Các dự án đầu tư theo phương thức PPP xuất hiện ngày càng nhiều và đang dần trở nên phổ biến ở nước ta. Mục đích của dự án PPP là để hình thành và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ công thuộc về trách nhiệm của Nhà nước. Thông thường các sản phẩm và dịch vụ này là xây dựng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa kinh doanh công trình hệ thống cơ sở hạ tầng cơ bản cho phát triển kinh tế xã hội, như hệ thống giao thông vận tải, hệ thống năng lượng quốc gia, hệ thống nước sạch, xử lý nước thải, chất thải, hạ tầng công nghệ thông tin. Đối với hoạt động này thì việc giám sát, thanh tra có ý nghĩa quan trọng. Chính vì thế mà pháp luật đã ban hành một số điều luật về vấn đề giám sát, thanh tra. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về giám sát, thanh tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Thanh tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP:
Vai trò của hoạt động Thanh tra Nhà nước đối với các dự án PPP:
Thanh tra Nhà nước nắm giữ các vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa sai phạm và bảo đảm tuân thủ đúng, hiệu quả chính sách, pháp luật về dự án hợp tác đầu tư công – tư. Theo quy định của Luật Thanh tra, Thanh tra Nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá và xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định đối với việc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Vai trò của hoạt động Thanh tra Nhà nước đối với các dự án PPP thể hiện ở các điểm sau đây:
– Thứ nhất, nâng cao hiệu quả của hoạt động PPP thông qua việc thanh tra nhằm mục đích để bảo đảm các chủ thể tuân thủ pháp luật.
– Thứ hai, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của người dân. Nếu dự án PPP không được kiểm soát bằng các hình thức thanh tra chặt chẽ thấu đáo về phương diện kế hoạch, đầu tư, tài chính, hiệu quả đầu tư, thì có nguy cơ bị nhà đầu tư thao túng, đẩy rủi ro về phía Nhà nước.
Theo Điều 84 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020 quy định về thanh tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP có nội dung như sau:
“1. Thanh tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP là thanh tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Thanh tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP được tiến hành đối với cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức PPP quy định tại Luật này.”
Thông qua quy định được nêu trên thì thanh tra hoạt động đầu tư theo phương thức PPP được tiến hành đối với:
– Cơ quan có thẩm quyền.
– Cơ quan ký kết hợp đồng.
– Nhà đầu tư.
– Doanh nghiệp dự án PPP.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư theo phương thức PPP quy định tại Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020.
2. Giám sát hoạt động đầu tư theo phương thức PPP:
2.1. Giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP:
Theo Điều 86 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020 quy định về giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP có nội dung sau đây:
– Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP tại trung ương thực hiện việc giám sát quy trình thực hiện dự án PPP quy định tại các điểm a, b và c khoản 3 Điều 4 của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020 và các dự án khác được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao.
– Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP tại địa phương thực hiện việc giám sát quy trình thực hiện dự án PPP quy định tại điểm d khoản 3 Điều 4 của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020.
Theo Điều 87 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020 đã đưa ra quy định về nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức PPP với nội dung sau đây:
– Hồ sơ mời thầu.
– Kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
– Việc thực hiện hợp đồng dự án PPP.
– Kết quả kiểm định chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 59 của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020.
– Kết quả đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ công theo quy định tại khoản 2 Điều 66 của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020.
– Các nội dung khác theo yêu cầu của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 86 của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020, của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 86 của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư năm 2020.
Ta nhận thấy, về cơ bản thì nội dung giám sát của cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền phê duyệt dự án đó là: theo dõi, kiểm tra việc lựa chọn nhà đầu tư, ký kết Hợp đồng dự án và theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện Hợp đồng dự án.
Ngoài ra, tại Điều 59 Nghị định 29/2021/NĐ-CP cũng quy định về nội dung giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư với nội dung sau đây:
– Theo dõi, kiểm tra việc công bố dự án.
– Tổng hợp tình hình thực hiện lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán, ký kết hợp đồng dự án.
– Tổng hợp tình hình thực hiện Hợp đồng dự án.
– Kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý đầu tư của các bên ký kết Hợp đồng dự án trong việc thực hiện Hợp đồng dự án.
– Theo dõi, kiểm tra các nội dung khác theo quy định tại Điều 86 và Điều 87 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020.
2.2. Trách nhiệm giám sát dự án:
Trách nhiệm của giám sát dự án được quy định như sau:
– Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP và nhà đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư dự án theo nội dung được phê duyệt và hợp đồng dự án.
– Các chủ thể là người có thẩm quyền phê duyệt dự án, cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc thẩm quyền. Việc kiểm tra được thực hiện như sau:
+ Kiểm tra ít nhất một lần đối với các dự án do mình phê duyệt.
+ Kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng vốn đầu tư.
– Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.
– Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành, cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định tổ chức kiểm tra dự án theo kế hoạch hoặc đột xuất.
Như vậy, các chủ thể là người có thẩm quyền phê duyệt dự án, cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc thẩm quyền. Việc kiểm tra sẽ được thực hiện như sau: Kiểm tra ít nhất một lần đối với các dự án do mình phê duyệt; kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng vốn đầu tư.
2.3. Giám sát của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP:
Nội dung giám sát của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP được quy định như sau:
– Các chủ thể là nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng dự án và báo cáo các nội dung sau:
+ Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng dự án và báo cáo tiến độ thực hiện hợp đồng dự án theo các mốc thời gian.
+ Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng dự án và báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư: tiến độ thực hiện; khối lượng và giá trị khối lượng thực hiện; chất lượng công việc.
+ Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng dự án và báo cáo tình hình thực hiện huy động vốn đầu tư để thực hiện dự án (vốn nhà nước, vốn chủ sở hữu, vốn vay).
+ Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng dự án và báo cáo doanh thu thực tế của dự án; giá trị phần doanh thu tăng mà doanh nghiệp dự án chia sẻ với nhà nước (nếu có); giá trị phần doanh thu giảm mà Nhà nước đã hoặc dự kiến thanh toán cho doanh nghiệp dự án (nếu có).
+ Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng dự án và báo cáo khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án và việc xử lý theo thẩm quyền.
+ Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng dự án và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
– Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra và báo cáo nội dung sau:
+ Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP báo cáo việc lựa chọn nhà đầu tư; đàm phán, ký kết Hợp đồng dự án.
+ Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP tổng hợp tình hình thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Nghị định 29/2021/NĐ-CP.
+ Dự báo về các chi phí phát sinh cho phía Nhà nước trong giai đoạn 03, 05 năm tới kể từ năm báo cáo.
+ Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP báo cáo những khó khăn, vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng dự án và việc xử lý theo thẩm quyền.
+ Cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
Thông qua các quy định được nêu cụ thể bên trên, ta nhận thấy, giám sát hoạt động đầu tư theo phương thức PPP rất được coi trọng và pháp luật nước ta đã ban hành khá nhiều quy định cụ thể về vấn đề này. Việc giám sát hoạt động đầu tư theo phương thức PPP có ý nghĩa quan trọng góp phần bảo đảm việc thực hiện dự án của các chủ đầu tư cũng như hoạt động quản lý của các cơ quan có thẩm quyền.