Hình phạt đã tuyên có thể được miễn hoặc giảm một phần dựa trên hoàn cảnh, thái độ, ý thức chấp hành của chính người phạm tội. Mục đích của việc hưởng các chế độ khoan hồng này từ Nhà nước là để tạo động lực cho họ trong việc phấn đấu cải tạo tốt để sớm trở về hòa nhập với cộng đồng.
Mục lục bài viết
1. Quy định về hình phạt theo Bộ luật hình sự 2015 :
Theo quy định tại Điều 30 của
“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do
Theo đó có thể hiểu như sau:
Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất trong tất cả các biện pháp đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, thì hình phạt là biện pháp nghiêm khắc nhất, được áp dụng phổ biến nhất và có lịch sử lâu đời. Nhà nước sử dụng hình phạt đối với người phạm tội là để bảo vệ mình, bảo vệ xã hội chống lại sự vi phạm các điều kiện tồn tại của nó.
Tính chất nghiêm khắc của hình phạt thể hiện ở chỗ, nó có thể tước bỏ những quyền và lợi ích thiết thân của người bị kết án như quyền tự do, quyền chính trị, quyền sở hữu, thậm chí cả quyền sống. Ngoài ra, hình phạt bao giờ cũng để lại cho người bị kết án hậu quả pháp lý là án tích trong một thời hạn do luật định.
Mức độ nghiêm khắc của hình phạt được quy định trong Luật Hình sự phụ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Tội phạm càng nghiêm trọng thì hình phạt càng nghiêm khắc. Sự đa dạng và nhiều loại cấp độ về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đòi hỏi phải có nhiều loại hình phạt với những mức độ nghiêm khắc khác nhau.
Xét về nội dung, thì bất cứ hình phạt nào cũng chứa đựng trong nó những tước bỏ và hạn chế nhất định cho người bị áp dụng. Trừng trị là thuộc tính nội tại tự nhiên của hình phạt; không thừa nhận điều này là phủ nhận một thực tế khách quan. Khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, Nhà nước, một mặt đã trừng trị họ, mặt khác lên án họ cùng với hành vi phạm tội đã thực hiện và thông qua đó nhằm đạt mục đích của hình phạt. Tuy nhiên, dưới các chế độ xã hội khác, thì tính chất trừng trị và chính sách áp dụng hình phạt được các Nhà nước quy định không giống nhau. Điều này tùy thuộc vào khả năng tự vệ của xã hội đối với những vi phạm các điều kiện tồn tại của các xã hội đó.
Trong Bộ luật Hình sự Việt Nam, hình phạt được quy định bởi phần chung và phần các tội phạm. Phần chung quy định khái niệm, mục đích, các loại hình phạt, căn cứ quyết định hình phạt và miễn hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Phần các tội phạm quy định các loại và mức hình phạt cho từng loại tội phạm cụ thể.
Khi tòa án quyết định hình phạt chỉ được phép lựa chọn loại và mức hình phạt đã được quy định cụ thể tại khung hình phạt áp dụng đối với người phạm tội. Bởi lẽ, khi xây dựng luật, nhà làm luật đã cân nhắc đến tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của những trường hợp phạm tội khác nhau để có thể phân loại ra thành những tội phạm khác nhau và những khung hình phạt khác nhau.
Bộ luật hình sự hiện nay không quy định về khung hình phạt cứng có nghĩa là sẽ có một mức hình phạt cố định để áp dụng cho tội phạm nhưng trong mỗi khung hình phạt cũng có mức tối thiểu và tối đa. Điều này cho phép Tòa án có thể có thể lựa chọn được loại và mức hình phạt phù hợp với những đối tượng tội phạm cụ thể.
Như vậy, có thể thấy đối với quy định về hình phạt trong luật hình sự thì có thể hiểu theo khái niệm là biện pháp nghiêm khắc nhất đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, coi thường pháp luật mà thực hiện hành vi phạm tội của mình. Việc áp dụng hình phạt là để bảo vệ an toàn an ninh – xã hội đồng thời trừng trị những người phạm tội để làm tin cho toàn thể công dân trong đất nước.
2. Giảm mức hình phạt đã tuyên là gì?
– Giảm mức hình phạt đã tuyên là việc Tòa án căn cứ vào lời đề nghị của các cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát và giáo dục người phạm tội, để ra quyết định giảm thời gian chấp hành hình phạt. Một người sẽ được Tòa án ra quyết định giảm thời gian chấp hành hình phạt khi trong thời gian chấp hành hình phạt đó người phạm tội có nhiều điểm tiến bộ, tích cực chấp hành các quy định.
Có thể thấy, quy định về giảm mức hình phạt đã tuyên là một trong những chính sách khoan hồng của Nhà nước ta đối với tội phạm. Tại Điều 1 Bộ luật hình sự đã thể hiện nhất quán nhiệm vụ của Bộ luật này trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, theo đó qui định vấn đề trừng phạt các hành vi xâm phạm đến các quan hệ được pháp luật hình sự bảo vệ, đồng thời giáo dục mọi người có ý thức tuân thủ pháp luật.
Trong thực tế, hình phạt đã tuyên có thể được miễn hoặc giảm một phần dựa trên hoàn cảnh, thái độ, ý thức chấp hành của chính người phạm tội. Điều này không chỉ giúp người phạm tội ăn năn, hối cải, nhận thức được sai lầm của mình mà còn tạo động lực cho họ trong việc phấn đấu cải tạo tốt nhằm hưởng các chính sách khoan hồng của Nhà nước, sớm quay về với đời sống xã hội thường nhật, trở thành công dân tốt cho xã hội.
3. Quy định về giảm mức hình phạt đã tuyên:
– Cụ thể Điều 58 Bộ Luật hình sự quy định về việc “Giảm mức hình phạt đã tuyên” như sau:
1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Người bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án phạt tù, Toà án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mười hai năm đối với tù chung thân.
2. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.
3. Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là hai mươi năm.
4. Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì Tòa án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần ba mức hình phạt chung hoặc hai mươi năm nếu là tù chung thân”.
Theo đó:
– Đối với người bị kết án cải tạo không giam giữ tì thực hiện quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt thì thời gian đã chấp hành hình phạt để được xét giảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, hình phạt tù có thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân.
Đối tượng áp dụng miễn chấp hình chấp hành hình phạt chỉ được thực hiện với tội phạm ít nghiêm trọng còn đối với giảm hình phạt thì được áp dụng đối với loại tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.
Người chấp hành án tù có thời hạn, tù chung thân: Thời hạn để được xem xét miễn một phần hình phạt lần đầu đối với tù có thời hạn là người phạm tội đã chấp hành được một phần ba thời hạn, 12 năm đối với tù chung thân.
– Một người có thể được giảm nhiều lần, nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Tức là người bị kết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống 30 năm tù và dù được giảm nhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là 20 năm.
Việc một người đang chấp hành hình phạt, để xem xét giảm thì bắt buộc họ phải chấp hành được một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, mười hai năm đối với tù chung thân. Và một người không bị giới hạn số lần được miễn hình phạt nhưng phải đảm bảo được thời hạn chấp hành hình phạt, cụ thể là được một phần hai mức hình phạt đã tuyên, đối với tù chung thân thì thời hạn thực tế chấp hành là 20 năm.
– Đối với người đã được giảm một phần hình phạt mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Căn cứ theo theo qui định tại Điều 56 Bộ luật hình sự thì khi xét xử một người đang chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới thì sau khi có quyết định hình phạt, Tòa án sẽ tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của hình phạt trước rồi quyết định hình phạt chung tức là hình phạt chung được tính dựa trên thời hạn còn lại của hình phạt trước đó kể cả việc trừ thời hạn được miễn chấp hành hình phạt và tổng hợp với hình phạt của hành vi phạm tội mới
– Phạm tội mới ít nghiêm trọng do cố ý: chỉ được xem xét giảm hình phạt lần đầu khi chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt chung.
– Phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng: xem xét giảm hình phạt lần đầu khi chấp hành được hai phần ba hình phạt chung. Trường hợp hình phạt chung là tù chung thân thì sau khi chấp hành được mười lăm năm tù thì mới có cơ sở để giảm hình phạt.
Như vậy, tại các quy định về giảm mức hình phạt đã tuyên theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì đối tượng là tội phạm bị kết án có thể sẽ được xem xét, căn cứ vào thời hạn chấp hành hình phạt để được cơ quan có thẩm quyền miễn chấp hành hình phạt hoặc giảm mức hình phạt tùy theo đối tượng và mức độ tội phạm.