Giám đốc là người dẫn dắt và giám sát công ty theo quy định của pháp luật, có vai trò quan trọng trong việc định hướng tầm nhìn và mục tiêu của công ty. Quyền hành của giám đốc có thể được đánh giá là vô cùng rộng. Vậy, giám đốc có thể ký hợp đồng lao động với chính mình hay không?
Mục lục bài viết
1. Giám đốc ký hợp đồng lao động với chính mình được không?
Doanh nghiệp là một tổ chức có tư cách pháp nhân phù hợp với quy định tại Điều 75 của Bộ luật dân sự năm 2015, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật với sự tham gia của một hoặc nhiều cá nhân, nhiều tổ chức khác nhau cùng tham gia góp vốn. Hiện nay pháp luật quy định nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp cũng như phát triển của pháp luật, dù lựa chọn theo bất cứ hoạt động nào thì trong quá trình thành lập doanh nghiệp cũng phải lựa chọn ra người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó. Và tất cả các giao dịch cũng như hoạt động nhân danh doanh nghiệp sẽ được thực hiện thông qua người đại diện. Và người đại diện theo pháp luật cũng chính là đối tượng được xác định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Người đại diện cũng chỉ được hoạt động dựa trên một phạm vi nhất định. Nếu vượt quá phạm vi đại diện sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Đây được coi là một trong những hình thức để quản lý trong quá trình hoạt động của người đại diện, tránh tình trạng lạm quyền trái quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 141 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về phạm vi đại diện, cụ thể như sau:
– Người đại diện sẽ chỉ được xác lập và thực hiện giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật trong phạm vi đại diện theo những căn cứ sau đây: Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thực hiện theo điều lệ của pháp nhân phù hợp với quy định của pháp luật, thực hiện theo nội dung ủy quyền và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Trong trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo như phân tích nêu trên thì người đại diện theo pháp luật có quyền tự mình xác lập và thực hiện mọi giao dịch dân sự xuất phát từ lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có liên quan có quy định khác;
– Một cá nhân hoặc pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc nhiều pháp nhân khác nhau phù hợp với quy định của pháp luật, tuy nhiên trong quá trình đại diện không được nhân danh người được đại diện để xác lập và thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, chưa trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Người đại diện phải tiến hành hoạt động thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình phù hợp với quy định của pháp luật.
Như vậy có thể nói, dựa vào phân tích nêu trên thì một người không thể là đại diện của hai chủ thể trong cùng một hợp đồng lao động, vấn đề này không đảm bảo tính khách quan và minh bạch trong quá trình ký kết hợp đồng lao động. Vì vậy có thể nói, giám đốc sẽ không thể tự mình ký kết hợp động lao động với chính mình. Quá trình ký kết hợp đồng lao động với giám đốc sẽ phải được thực hiện thông qua một chủ thể khác.
2. Ai là người ký kết hợp đồng lao động với giám đốc?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 18 của
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
– Những chủ thể được xác định là người đứng đầu các cơ quan tổ chức có tư cách pháp nhân phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 hoặc những chủ thể được xác định là người được ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật;
– Người đại diện cho hộ gia đình hoặc tổ hợp tác và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc những đối tượng được xác định là người được ủy quyền phù hợp với quy định của pháp luật;
– Những cá nhân trực tiếp sử dụng người lao động trên thực tế.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 141 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì có thể nói, một cá nhân sẽ không được nhân danh người được đại diện để tiến hành hoạt động xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó theo như phân tích nêu trên, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Căn cứ theo điều luật đó thì có thể thấy, cá nhân và pháp nhân sẽ không được nhân danh người được đại diện để xác lập hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc thực hiện các giao dịch dân sự với bên thứ ba mà mình cũng được xác định là người đại diện của đối tượng đó. Theo đó thì giám đốc sẽ không thể đại diện cho công ty để ký hợp đồng với chính mình theo như phân tích nêu trên. Căn cứ theo quy định tại Điều 153 của Luật doanh nghiệp năm 2022 có quy định về quyền của hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, hội đồng quản trị có quyền ký kết hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc hoặc tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều lệ của công ty quy định. Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 134 và Điều 135 của Bộ luật dân sự năm 2015 về đại diện và căn cứ xác lập quyền đại diện, thì đại diện là khái niệm để chỉ việc cá nhân hoặc pháp nhân sẽ nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác tiến hành hoạt động xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện, quên đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy, quá trình ký kết hợp đồng lao động với giám đốc công ty có thể được thực hiện như sau:
– Giám đốc công ty có thể ủy quyền cho phó giám đốc hoặc một cá nhân khác đại diện cho công ty để tiến hành hoạt động ký kết hợp đồng lao động với chính họ;
– Giám đốc công ty có thể ủy quyền cho một người khác để đại diện cho giám đốc đó với tư cách là người lao động ký kết hợp đồng lao động với công ty phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động. Theo đó thì thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động sẽ được thực hiện như sau:
– Người lao động sẽ tiến hành hoạt động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật;
– Đối với những công việc theo mùa vụ hoặc công việc có thời hạn nhất định dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể tiến hành hoạt động ủy quyền cho một người lao động trong nhóm đó để thực hiện thủ tục giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, trong trường hợp này thì hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực pháp luật giống như quá trình giao kết với từng người lao động. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền thực hiện và kèm theo danh sách ghi rõ đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động nhất định;
– Người giao kết hợp đồng lao động cho phía bên người sử dụng lao động phải là người thuộc một trong những trường hợp sau: Đó là người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật, người đứng đầu các cơ quan tổ chức có tư cách pháp nhân phù hợp với quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật, người đại diện của hộ gia đình hoặc tổ hợp tác và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền phù hợp với quy định, cá nhân tiến hành trực tiếp sử dụng lao động trên thực tế;
– Người giao kết hợp đồng lao động cho phía bên người lao động phải là người thuộc một trong những trường hợp sau: Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên theo quy định của pháp luật, người lao động được xác định là nhóm người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó; nhóm người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó; người lao động được những người trong nhóm ủy quyền hợp pháp tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng lao động;
– Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động sẽ không được ủy quyền lại cho người khác để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng đó.
Như vậy, cần phải tuân thủ quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Lao động năm 2019.