Trên đà phát triển của kỹ thuật hoá học trong bảo vệ cây trồng và bảo vệ thực vật nói chung người ta đã phát hiện nhiều chất độc hoá học có tác dụng trừ sâu diệt cỏ nhưng không có hại cho cây trồng. Một liều 0.15 - 0.3g phospho làm chết một người lớn, liều 0.01g đủ để giết một trẻ nhỏ.
Mục lục bài viết
1. Ngộ độc Phospho:
1.1. Đặc điểm của Phospho:
* Đặc điểm:
Phospho là chất á kim (métalloide). Trong các hoá chất, nó có liên kết cộng hoá trị. Các nguyên tử phospho có thể kết hợp với nhau tạo thành các phân tử P,, P.. Năng lượng trung bình của mỗi P, là 117 KCal/Ptg. Phân tử P, tồn tại ở trên 2000°C, nó chỉ phân ly thành nguyên tử ở trên 2000°C. Ở các trạng thái lỏng hoà tan và trạng thái hơi dưới 1000°C. Dưới 1000 thì tồn tại phân tử P.
Nguyên tố P (phosphore) rất độc nhưng ở dạng hợp chất lại ít độc, có 3 dạng phospho là phospho trắng, phospho đỏ và phospho đen.
– Phospho đỏ là chất bột màu đỏ thẫm hoặc vàng thẫm, không tan trong các dung môi hữu cơ, không màu, khi đun nóng ở 416 nó bốc hơi. Hơi đó ngưng tụ lại biến thành phospho trắng.
– Phospho đen là dạng mềm nhất được tạo nên khi đun nóng phospho trắng ở 200° dưới áp suất 12000 atmotphe. Phospho đỏ và đen không độc, trái lại phospho trắng là một chất rất độc (1mg làm chết một người lớn).
– Phospho trắng là một chất màu trắng, mềm như sáp dễ nóng chảy ở 411, bay hơi ở 275 °C, không tan trong nước, tan ít trong rượu, tan nhiều trong dầu mỡ. Phospho có mùi hăng như tỏi, đôi khi mùi hơi thối. Tiếp xúc với ánh sáng phospho bị oxy hoá, toả ánh sáng xanh trong bóng tối.
* Nguồn của phospho:
Trước đây người ta dùng phospho trắng sản xuất diêm, ngày nay người ta dùng phospho đỏ thay thế phospho trắng vì ít độc, nhưng thực tế trong phospho đỏ bao giờ cũng lẫn phospho trắng. Phospho còn thấy ở các quặng đất đá, ở dạng hợp chất để sản xuất các thuốc trừ sâu, diệt chuột (phospho kẽm,. Wofatox)
Theo Polchet mỗi mũ que diêm có 0.5 mg phospho, nếu lấy 50 mũ que diêm có thể làm chết một người lớn. Theo tài liệu của hội các thầy thuốc Đông Dương năm 1937, một chiếc pháo xiết nặng khoảng 5 g chứa 0.1g phospho, nuốt 3 bánh pháo xiết nạn nhân có thể chết sau vài giờ trong những trường hợp tự tử.
Một liều 0.15 – 0.3g phospho làm chết một người lớn, liều 0.01g đủ để giết một trẻ nhỏ. Trái lại phospho đỏ cho chó uống 5g không chết, nhưng nếu tiêm tĩnh mạch sau vài giờ chó chết.
* Đường vào và đào thải phospho:
Phospho đưa vào cơ thể phổ biến do đường tiêu hoá, hay gặp trong tự tử, án mạng và tai nạn rủi ro (phá thai), đôi khi bằng đường hô hấp và đường da, hay gặp trong nhiễm độc nghề nghiệp hoặc trong chiến tranh khi đối phương dùng bom lân tinh.
Phospho vào cơ thể bị thải trừ một phần ở nguyên dạng qua phân, một phần oxy hóa thành acid phosphoric. Loại qua nước tiểu dưới dạng phosphat, phần khác vào máu gây huyết tán, cuối cùng cũng được thải qua đường thận và có khi cả đường hô hấp.
1.2. Triệu chứng lâm sàng ngộ độc Phospho:
* Ngộ độc cấp có 3 giai đoạn:
- Khởi đầu: sau 30 phút đến 1 giờ nạn nhân kêu đau bụng như đứt ruột, nôn, chất nôn có mùi tỏi, trong bóng tối chất nôn có thể phát quang, đi ỉa nhiều lần, phân loãng hoặc có máu.
- Giai đoạn thuyên giảm giả tạo: sau 24 giờ hoặc lâu hơn nạn nhân có thể thấy đỡ tạm thời, các triệu chứng không còn mãnh liệt, sau đó chuyển sang giai đoạn cuối.
- Giai đoạn cuối: nạn nhân xuất hiện vàng da, gan to và đau, lách to, nước tiểu vàng sậm hoặc đái ra máu, có khi vô niệu, xuất hiện dưới da, chảy máu cam, có thể nôn, ỉa ra máu, khó thở, thở nhanh, cá biệt thấy hơi thở phát quang trong bóng tối. Rối loạn hệ thần kinh: nạn nhân nhức đầu, chóng mặt, đau cơ mệt mỏi, ly bì nhưng dễ kích động khoảng 3 – 10 ngày, nạn nhân hôn mê do gan, thận suy, huyết áp giảm, ít khi qua khỏi (có thể kéo dài hàng tuần).
Phospho tác dụng trên da gây loét. Kích thước, độ sâu của thương tích phụ thuộc vào nồng độ và diện tích của phospho bám vào da. Tổn thương loét thường nặng, vừa bị cháy bỏng vừa bị huỷ hoại nên khó lành và rất đau.
* Nhiễm độc mạn:
Thường gặp trong nhiễm độc nghề nghiệp ở những người thường xuyên tiếp xúc với phospho như thợ làm mặt đồng hồ, người giữ kho, sản xuất và sử dụng thuốc trừ sâu có chứa phospho.
Tổn thương nổi bật là huỷ hoại xương hay gặp ở xương hàm dưới rồi đến các xương khác, dễ gãy xương do mất calci.
Thiếu máu nhược sắc, giảm bạch cầu, bạch cầu đa nhân nhiễm mỡ (dương tính khi nhuộm Soudan).
1.3. Giám định y pháp ngộ độc Phospho:
* Nạn nhân chết sau 48 giờ: mổ tử thi thấy mùi hăng như tỏi bốc lên, niêm mạc thực quản dạ dày và ruột có thể thấy các ổ loét ở giai đoạn sớm còn có thể thấy các mảnh hoặc tinh thể phospho trên ổ loét hoặc ở các nơi khác trong ống tiêu hoá. Những bộ phận này để trong bóng tối có thể phát quang, đặc biệt gan thoái hoá mỡ nặng: gan to nhẽo màu vàng nhạt phospho làm chậm quá trình oxy hóa nội bào nên gây ứ mỡ, ngoài ra người ta thấy thận, tim to, đều bị thoái hoá mỡ, nắn nhẽo màu vàng nhạt, các phủ tạng có các chấm chảy máu dưới thanh mạc. Ở tim chảy máu nội tâm mạc và thượng tâm mạc. Đôi khi chảy máu cả dưới da bao khớp và trong cơ.
* Xét nghiệm chất độc:
– Tìm phospho trong chất nôn, phân, ống tiêu hoá, gan thận cần phải làm ngay mới có giá trị chẩn đoán cao. Để chậm nó tiếp xúc với khí trời bị ô xy hoá khó nhận dạng.
– Dùng máy Mischerlich để phát hiện phospho.
– Để bệnh phẩm nghi có phospho trong buồng tối nếu có phospho sẽ phát sáng.
* Xét nghiệm mô bệnh học vi thể: thấy các ổ loét niêm mạc ống tiêu hoá, gan, tim, thận. v.v…
2. Ngộ độc thuốc có Phospho:
Trước đây thường dùng là DDT (dicloro – diphenyl – tricloctan) 666 (Hexacloran), những năm gần đây người ta còn đưa vào thực tế rất nhiều loại thuốc mới như Bassa, Dipterexe, Monitor, padan v.v… phổ biến là Wofatox (parathion) và phosphua kẽm.
2.1. Ngộ độc thuốc có Phosphua kẽm (Zn,P):
Phosphua kẽm là loại thuốc trừ sâu hiệu suất rất cao, rất nhạy cảm đối với côn trùng, nhưng cũng là một hợp chất rất độc nên ở một số nước đã cấm sử dụng. Trước đây người ta cũng đã dùng để trừ sâu đồng thời cũng đã gặp một số tai nạn rủi ro hoặc đầu độc gây chết người.
Người ta xác định nó là một chất kém bền vững, khi gặp ẩm và nước rất dễ bị phân huỷ tạo nên khí hydrogen phospho (PH,) rất độc. Ngoài tác dụng tương tự như phospho nó còn gây rối loạn thần kinh, lúc đầu gây kích thích, sau gây ức chế. Phosphua kẽm còn khử oxy của huyết sắc tố làm tan huyết.
2.1.1. Triệu chứng lâm sàng ngộ độc thuốc Phosphua kẽm:
Phosphua kẽm vào cơ thể chủ yếu bằng đường tiêu hoá gây:
– Rối loạn tiêu hoá: nôn mửa, đau bụng, đi ỉa nhiều lần thể trạng mất nước, chân tay lạnh, tim đập yếu, mạch nhanh nhỏ.
– Rối loạn thần kinh: ù tai, chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi, đau các bắp cơ, chuột rút, co giật, giãn đồng tử.
– Rối loạn hô hấp: khó thở, tím tái, phù phổi cấp, tử vong có thể do suy hô hấp (phù phổi) và trụy tim mạch do tê liệt hệ thần kinh.
2.1.2. Khám nghiệm tử thi ngộ độc thuốc Phosphua kẽm:
Phần lớn ngộ độc Phosphua kẽm gặp trong tai gặp trong đầu độc gây án mạng. Vụ án mạng ở Sơn Tây: em chồng mâu thuẫn với chị dâu, lợi dụng chị dâu đi gặt về đói, người em nhúp thuốc bả chuột (Phosphua kẽm) bỏ vào bát canh cho chị dâu ăn làm người chị trúng độc chết. Khai thác kỹ giám định viên đã cạy chất bẩn ở kẽ móng tay người em gái làm xét nghiệm tìm chất độc kết quả chất độc là phosphua kẽm, vì vậy giám định viên y pháp cần khai thác kỹ tình huống xảy ra, các mối quan hệ của nạn nhân với gia đình vợ, con… Nếu liên quan đến ngộ độc thức ăn phải tìm hiểu sâu về lương thực, thực phẩm các khâu chế biến, bảo quản v.v… nhằm chẩn đoán, phân biệt tai nạn rủi ro gây ngộ độc với đầu độc nấp dưới chiêu bài ngộ độc thức ăn. Không có tổn thương đặc hiệu: các phủ tạng xung huyết đỏ rực, vết hoen tử thi màu đỏ tươi, phù phổi cấp.
Xét nghiệm độc chất: phát hiện Phosphua kẽm nguyên dạng rất khó khăn vì nó rất dễ phân huỷ. Chủ yếu thấy phospho và kẽm.
2.2. Ngộ độc thuốc có Parathion (Wofatox):
Parathion thuộc nhóm các hợp chất hữu cơ của phospho (ester phospho – rique) là loại thuốc trừ sâu có ký hiệu P605, 20 EC, 40EC, 50EC gọi tắt là Metyl parathion hay Wofatox, thuộc nhóm rất độc đối với người, gia súc, gia cầm, với liều lượng thông dụng thuốc không lưu tồn lâu trong môi trường. Tuy nhiên vì tính độc của nó nên Wofatox đã được xếp vào loại thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam và được quy định như sau:
– Chỉ được phép dùng ở dạng lỏng, có hàm lượng hoạt chất không quá 50%.
– Cấm dùng trên rau, cây dược liệu.
– Chỉ được dùng trên cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây cảnh trước khi ra hoa.
– Chỉ dùng trên cây lúa trước khi trổ bông.
– Sau 48 giờ người và gia súc mới được vào khu vực đã phun thuốc.
Wofatox là hợp chất hữu cơ của phospho dạng bột đã pha với dầu hoả, có tính chất gây độc rất cao ở nước ta những năm gần đây, loại thuốc này được dùng khá phổ biến trong nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực trồng rau để trừ sâu và diệt ruồi, chuột.
* Đường nhiễm độc:
Wofatox vào cơ thể bằng nhiều đường, lần lượt là đường tiêu hoá, đường da và đường hô hấp.
Đường tiêu hoá: phổ biến hay gặp trong tai nạn rủi ro như uống nhầm, ăn rau tươi, hoa quả mới phun thuốc không rửa hoặc rửa không sạch. Ngoài ra còn gặp trong tự tử và đầu độc.
Đường da và đường hô hấp: Wofatox qua da, qua phổi vào cơ thể hay thấy trong các trường hợp: pha thuốc, phun thuốc, phát thuốc, quét dọn kho thuốc không đeo găng tay hoặc không có khẩu trang nhất là trong điều kiện làm việc nóng bức mồ hôi ra nhiều hoặc bôi thuốc trừ ghẻ, mụn nhọt, pha nước gội đầu trừ chấy.,v.v…
* Đường thải trừ:
Wofatox sau khi vào cơ thể phân huỷ thành paranitrophenyl thải trừ chậm qua thận. Thí nghiệm cho thấy một liều 80 mg trong 30 ngày mới thải trừ hết qua nước tiểu.
Do thải trừ chậm nên tình trạng nhiễm độc hết sức nguy hại cho nạn nhân làm cho axetylcholin tích lũy nhiều trong tổ chức, men cholinesterase ở huyết thanh và tổ chức bị ức chế (trường hợp nhiễm độc nặng).
2.2.1. Triệu chứng lâm sàng ngộ độc thuốc có Parathion:
Thể tối cấp: khoảng 30 phút sau khi bị trúng độc, nạn nhân ngây ngất và đi vào hôn mê ngày càng sâu, thân nhiệt giảm rồi tắt thở.
Thể cấp: nạn nhân đau bụng, nôn mửa, đi ỉa lỏng, nước bọt và mồ hôi tiết nhiều, đồng tử co, các cơ co và rung, rối loạn co thắt, khó thở, trụy tim mạch. Nếu không được cứu chữa chắc chắn chết. Được điều trị, sau vài tuần các triệu chứng nhiễm độc giảm dần và qua khỏi.
2.2.2. Giám định y pháp ngộ độc thuốc có Parathion:
Do cholinesterase bị ức chế gây cường năng phó giao cảm nên tử thi có đồng tử co. Khám nghiệm nội tạng thấy tuỷ sống nạn nhân có thể bị hoại tử và chảy máu, (hiện tượng tự tiêu tổ chức do men ứ đọng trong tủy và bị phân huỷ).
Dạ dày, tá tràng, hỗng tràng có thể còn đọng thuốc xanh nhờn như dầu mỡ, mùi hăng khó ngửi.
Xét nghiệm độc chất: lấy dịch dạ dày, ruột, nước tiểu, gan và máu tìm paranitrophenol và parathion.