Giám định viên tư pháp là việc người giám định thực hiện hoạt động chuyên môn do chuyên gia giám định thực hiện đối với trường hợp cụ thể nào đó, để phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về điều kiện, tiêu chí trở thành giám định viên tư pháp.
Mục lục bài viết
1. Giám định viên tư pháp là gì?
Căn cứ theo quy định tại điều 2
” 1.Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.”
Theo đó, Nhìn chung chúng ta có thể thây trên thực tế các nước không riêng Việt Nam đều có quan điểm là bất kỳ một chuyên gia nào không phân biệt là công chức làm việc và hoạt động trong cơ quan nhà nước hay người hành nghề tự do trong xã hội đều có thể là người giám định nếu như người đó thực sự am hiểu à có lượng kiến thức thất sự tinh thông trong lĩnh vực cần giám định và được các cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Bên cạnh đó thì hầu hết các nước đều có phân loại người giám định thành giám định viên người được cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận và ghi danh và người giám định vụ việc.
Căn cứ dựa trên quy định của pháp luật ta thấy có hai hình thức đó là bổ nhiệm hay công nhân giám định viện, về bản chất có thể thấy nó khác nhau về cách thức, thủ tục bổ nhiệm hoặc công nhận, ghi danh giám định viên giữa các nước nhưng các tiêu chí về điều kiện để trở thành giám định viên của các nước về cơ bản là giống nhau. Có thể là các điều kiện về các tiêu chí và yêu cầu chung như trình độ chuyên môn và khả năng nghiệp vụ hầu hết các nước còn yêu cầu người được bổ nhiệm hoặc công nhận phải qua đào tạo nghiệp vụ giám định của từng lĩnh vực và quan trọng nhất đó chính là kinh nghiệm thực tế và các điều kiện về sức khỏe hay có thể là về phẩm chất và thời gian và những điều kiện cần thiết cho việc tham gia hoạt động giám định tư pháp.
2. Điều kiện làm giám định viên tư pháp:
Căn cứ theo quy định tại điều 7. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Căn cứ dựa trên quy định này chúng ta có thể thấy pháp luật đề ra các tiêu chuẩn như:
Cá nhân có đủ những tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp đầu tiên là phải có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt. Điều này rất cần thiết bởi vì nếu không có sức khỏe thì trong quá trình giám định rất có thể xảy ra rủi ro, còn đối với những trường hợp xét về đạo đức hành nghề cũng rất quan trọng bởi đôi khi kết quả giám định đúng hay sai cũng dựa trên cá nhân hành nghề có đủ đạo đức và phẩm chất để đánh giá trung thực và khách quan hay không.
Như điểm b khoản 1 như trên có nêu về tiêu chuẩn nhất định về trình độ, ở đây chúng ta có thể thấy để được làm giám định viên với tính chất của công việc yêu cầu sự am hiểu về lĩnh vực này thì không thể không cần tới lượng kiến thức nhất định.
Cuối cùng đó là về chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định trong một số trường hợp về giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự đây là những công việc giám định yêu cầu cao nên cần thiết phải qua nghiệp vụ đào tạo.
3. Các trường hợp không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
Ngoài ra pháp luật còn quy định đối với những trường hợp không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp cụ thể được hiểu như sau:
Thứ nhất đối với trường hợp ” Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự” đối với lĩnh vực này nếu người không nhận thức và làm chủ được hanh vi thì không thể cho ra kết quả giám định chính xác và không đủ điều kiện để học tập và làm việc nên trường hợp này không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp là rất hợp lý.
Thứ hai, không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp bị truy cứu trách nhiệm hình sự và các vấn đê liên quan tới chấp hành án…như trên có nêu về điều kiện đó là phải có phẩm chất đạo đức tốt và điêu này đi ngược lại với quy định tại khoản 1 nên trường hợp này sẽ không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp và tương tự đối với trường hợp áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn cũng vậy.
Kết luận: Dựa trên những thông tin chúng tôi để ra đã nêu cơ bản của hoạt động giám định tư pháp là hoạt động chuyên môn do chuyên gia thực hiện. Mục đích của giám định tư pháp là phục vụ cho việc giải quyết các vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm mục đích co thể dùng các phương pháp thu thập chứng cứ và một trong những giải pháp được đặt ra để giải quyết đó là trưng cầu giám định tư pháp. Theo quy định của pháp luật tố tụng thì trong một số trường hợp bắt buộc hay khi xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án, cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu giám định tư pháp với trình tự và thủ tục nhất định. Theo đó nên cơ quan tiến hành tố tụng có thể trưng cầu bất cứ chuyên gia nào có kiến thức về lĩnh vực chuyên môn liên quan đến vụ án để thực hiện giám định theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra giám đinh viên cúng có vai trò rất quan trọng đối với việc bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và bảo vệ quyền lợi của công dân thông qua việc tạo lập và cung cấp những chứng cứ không thể phản bác, bảo đảm an toàn cho công dân trong các quan hệ pháp luật mà họ tham gia. Trên thực tế cho thấy giám định tư pháp có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả và chất lượng của hoạt động tố tụng. Nên giám định viên tư pháp là người thực hiện giám định tư pháp có thể nói đây là việc đề ra một biện pháp hữu hiệu trong việc giải quyết các vụ án theo hướng hoạt động tố tụng minh bạch và xử lý đúng người đúng tội theo đúng quy định của pháp luật, tránh oan sai, phụng sự công lý, nó là một kênh quan trọng để đánh giá trình độ phát triển pháp luật và mức độ dân chủ của một quốc gia cũng như ở các địa phương. Theo đó để có đôi ngữ giám định viên chất lượng cần đổi mới nội dung và trú trọng vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các chức danh tố tụng theo hướng tăng cường nội dung, thời lượng giảng dạy về giám định tư pháp.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật giám định tư pháp 2012 sửa đổi bổ sung 2020