Môi trường là một trong những vấn đề được Đảng và nhà nước quan tâm hàng đầu. Bởi lẽ tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tại nước ta đang báo động và được đánh giá là một trong những quốc gia có tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng trên thế giới.
Mục lục bài viết
1. Giám định môi trường là gì?
Để hiểu được khái niệm về giám định môi trường là gì tác giả sẽ giới thiệu cho các bạn hiểu về khái niệm giám định và môi trường là gì.
– Giám định được hiểu là hoạt động sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về một vấn đề nào đó.
– Căn cứ theo quy định tại khoản 1, Điều 2 của Luật bảo vệ môi trường quy định “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.”
Theo đó, giám định môi trường là hình thức giám định chất lượng môi trường sau khi có tình trạng ô nhiễm môi trường hoặc suy thoái để từ đó xác định tỷ lệ ô nhiễm, giá trị thiệt hại về môi trường do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên.
Giám định môi trường được dịch sang tiếng anh như sau: Director environment
Khái niệm về giám định môi trường được dịch sang tiếng anh:
Environmental assessment is a form of assessment of environmental quality after environmental pollution or degradation in order to determine the pollution rate and value of environmental damage caused by acts of environmental pollution.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường từ lâu đã không còn là vấn đề quá xa lạ với chúng ta bởi hiện nay tình trạng con người khai thác tài nguyên mất kiểm soát, thiếu khoa học và ý thức về bảo vệ môi trường chưa có nên đã khiến cho môi trường ngày càng rơi vào tình trạng ô nhiễm trầm trọng.
Để xác định được thiệt mức bồi thường thiệt hại thì sẽ dựa theo các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường
Một, để xác định được hành vi đó có gây ra ô nhiễm môi trường hay không thì điều kiện tiên quyết đầu tiên chính là xác định hành vi gây ra có thiệt hại xảy ra hay không và thiệt hại này có thể là những thiệt hại được quy đổi ra tiền hoặc hiện vật, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín hoặc tài sản của cá nhân, tổ chức khác. Ngoài những thiệt hại thực tế ngay tại thời điểm xảy ra thì còn có các thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản và các lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong thời gian dài như hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn nước sử dụng hằng ngày bị ô nhiễm trầm trọng dẫn đến khan hiếm nguồn nước, bầu không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hai, hành vi gây ô nhiễm môi trường dẫn đến thiệt hại về môi trường tự nhiên và sự suy giảm chức năng, tính hữu ích vốn có trước đây của môi trường từ đó gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe của cá nhân và thiệt hại về tài sản của cá nhân, tổ chức. Ví dụ như kênh nước cung cấp nước cho toàn thành phố bị ảnh hưởng bởi con người sử dụng chất hóa học để canh tác, nuôi trồng. Hay tình trạng khí thải của các khu công nghiệp ra ngoài môi trường cùng phần nào làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến không khí tại Hà Nội.
Ba, mối quan hệ nhân quả kéo theo giữa hành vi gây ô nhiễm môi trường và thiệt hại xảy ra. Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật có mối quan hệ nhân quả với thiệt hại xảy ra.
Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường
Việc xác định tổ chức, cá nhân có hành vi gây ô nhiêm hoặc suy thoái được thực hiện theo nguyên tắc quy định tại Điều 13 của
Một, nguyên tắc xác định tình trạng ô nhiễm và trách nhiệm gây ô nhiễm
– Ô nhiễm, suy thoái ở một khu vực địa lý tự nhiên do các nguồn phát sinh chất thải hoặc các hành vi xâm hại tại khu vực đó hoặc không tại khu vực đó nhưng tác động xấu đến khu vực đó;
– Có cơ sở khoa học về tồn tại mối liên hệ giữa các chất gây ô nhiễm có thể phát sinh từ nguồn thải hoặc hành vi xâm hại với tình trạng suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi trường;
– Việc xác định tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường phải đảm bảo kịp thời và công bằng để có thể kịp thời xử lý các hậu quả do hành vi này gây ra đồng thời phát hiện kịp thời những đối tượng gây ra hành vi để có thể xác định trách nhiệm bồi thường làm gương cho những đối tượng khác.
Hai, tổ chức, cá nhân làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với môi trường do mình gây ra, đồng thời phải chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại cho cơ quan đã ứng trước kinh phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại, từ đó tổng hợp các chi phí đó làm cơ sở yêu cầu tổ chức, cá nhân gây thiệt hại hoàn trả trong quá trình giải quyết bồi thường thiệt hại theo các hình thức: Thỏa thuận việc bồi thường với người gây ra thiệt hại, yêu cầu trọng tài giải quyết hoặc có thể khởi kiện tại
– Trường hợp có từ hai tổ chức, cá nhân trở lên làm môi trường bị ô nhiễm, suy thoái thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường, trách nhiệm chi trả chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại của từng tổ chức, cá nhân được xác định tương ứng với tỷ lệ gây thiệt hại trong tổng thiệt hại đối với môi trường.
– Tổ chức, cá nhân tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, có hệ thống xử lý chất thải đạt yêu cầu và chứng minh được rằng không gây ô nhiễm, suy thoái môi trường thì không phải bồi thường thiệt hại đối với môi trường và không phải chịu các chi phí liên quan đến xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn trình tự, thủ tục chứng minh tổ chức, cá nhân không gây ô nhiễm môi trường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại có hành vi gây ô nhiễm môi trường được xác định dựa trên các nguyên tắc trên áp dụng đối với những cá nhân hay tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường đều sẽ dựa theo những nguyên tắc trên.
3. Nguyên tắc xác định trách nhiệm cá nhân:
– Người đứng đầu trực tiếp của tổ chức phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến hoạt động của tổ chức mình. Ví dụ như: Doanh nghiệp hành vi xả rác thải trực tiếp ra môi trường nước cụ thể là kênh mương, hành vi này đã gây ra ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Và người chịu trách nhiệm đối với hành vi này là Giám đốc công ty hoặc Chủ tịch công ty sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp với cơ quan nhà nước.
– Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. Khắc phục hậu quả này có thể trực tiếp thực hiện bằng cách cho người xử lý nguồn nước đang bị ô nhiễm, dọn chất thải, lọc nước…trường hợp gây thiệt hại có thể bồi thường thiệt hại gây ra bằng tiền hoặc hiện vật.
– Trường hợp cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường do thực hiện nhiệm vụ được tổ chức giao thì tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.Ví dụ: A được giao nhiệm vụ vận chuyển dầu thô sang nước khác bằng tàu thuyền nhưng do khâu đóng gói không cẩn thận đã làm dầu bị tràn ra ngoài và gây ô nhiễm nguồn biển tại cảng. Như vậy, hành vi này tuy A là người được giao nhiệm vụ nhưng khâu đóng gói của công ty không cẩn thận gây nên thì hành vi sẽ do công ty chịu trách nhiệm với cơ quan nhà nước.
4. Xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường:
– Sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường gồm các mức độ sau:
+ Có suy giảm.
+ Suy giảm nghiêm trọng;
+ Suy giảm đặc biệt nghiêm trọng.
Đây là ba mức độ ô nhiễm môi trường gây ra từ nhẹ đến nghiêm trọng. Được thể hiện qua những lợi ích mang lại của môi trường ví dụ như hệ sinh thái đa dạng và phát triển đã giúp mở rộng hoạt động tham quan, du lịch sinh thái. Tuy nhiên, do bị ô nhiễm mà không còn đa dạng để thu hút khách du lịch. Hay những kênh, rạch trước khi bị ô nhiễm đã giúp cho người dân xung quanh đó có sử dụng để chăm bón cây trồng, tuy nhiên sua khi bị ô nhiễm khiến cho thiếu hụt nguồn nước để canh tác.Hành vi làm suy giảm đặc biệt nghiêm trọng được thể hiện qua những số liệu thống kê cụ thể qua diện tích rừng tự nhiên bị giảm xuống trầm trọng.
– Việc xác định phạm vi, giới hạn môi trường bị suy giảm chức năng, tính hữu ích gồm:
+ Xác định giới hạn, diện tích của khu vực, vùng lõi bị suy giảm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như diện tích rừng bị khai thác làm nương rẫy, rừng tự nhiên,
+ Xác định giới hạn, diện tích vùng đệm trực tiếp bị suy giảm. Ví dụ như ô nhiễm nguồn đất tại nơi canh tác do hành vi sử dụng chất hóa học vào nhiều vài canh tác đã gây hậu quả ô nhiễm nguồn nước sử dụng của các hộ gia đinh sống quanh khu vực đó.
+ Xác định giới hạn, diện tích các vùng khác bị ảnh hưởng từ vùng lõi và vùng đệm.
– Việc xác định các thành phần môi trường bị suy giảm gồm:
+ Xác định số lượng thành phần môi trường bị suy giảm, loại hình hệ sinh thái, giống loài bị thiệt hại. Như tình trạng ô nhiễm môi trường rừng ngập mặn khiến cho các giống loại sinh sống dưới nước cũng bị ảnh hưởng, giảm số lượng, hàng loạt động vật sống trên cây không có thức ăn phải di tản sang vùng khác hoặc chết.
+ Mức độ thiệt hại của từng thành phần môi trường, hệ sinh thái, giống loài. Ví dụ hệ sinh thái rừng bị ô nhiễm nguồn đất, nhiều cây trồng bị chết do ảnh hưởng bởi chất hóa học, nguồn khí thải của các khu công nghiệp gần đó, nguồn nước bị ô nhiễm khiến cho thủy hải sản được nuôi trồng xung quanh bị chết hàng loạt…
– Việc tính chi phí thiệt hại về môi trường được quy định như sau:
+ Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của các thành phần môi trường. Việc này thể hiên qua những hậu quả trực tiếp do hành vi này gây nên như số lượng cá basa nuôi tại gần vung nước có chất thải của doanh nghiệp chưa được xử lý gây ra thiệt hại hàng tỷ đồng cho người dân…
+ Chi phí xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường. Thông thường những chi phí này sẽ do cơ quan nhà nước đo lường và thống kê chi phí yêu cầu cá nhân, tổ chức gây hậu quả có trách nhiệm chi trả.
+ Chi phí giảm thiểu hoặc triệt tiêu nguồn gây thiệt hại;
+ Thăm dò ý kiến các đối tượng liên quan;
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường đang diễn ra thường xuyên tại nước ta chính vì vậy mà tùy thuộc vào điều kiện và mức độ gây ra mà cơ quan chức năng có thể áp dụng một trong các biện pháp trên đây hoặc đồng thời hai biện pháp trở lên để khắc phục kịp thời và làm căn cứ để bồi thường, giải quyết bồi thường thiệt hịa về môi trường.
– Việc xác định thiệt hại do suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường được tiến hành độc lập hoặc có sự phối hợp giữa bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại.
Trường hợp mỗi bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm tham gia hướng dẫn cách tính xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt hại.
– Việc xác định thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của con người, tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân do gây ô nhiễm, suy thoái môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trách nhiệm gây thiệt hại sẽ được xác định dựa theo nguyên tắc quy định đối với người đứng đầu doanh nghiệp hoặc cá nhân có hành vi trực tiếp gây ra ô nhiêm môi trường. Việc xác định mức độ thiệt hại và tình trạng ô nhiễm cần phải nhanh chóng và kịp thời để có thể kịp thời xử lý hậu quả do hành vi này gây ra. Hiện nay tại nước ta tình trạng ô nhiễm môi trường đang ngày càng nghiêm trọng đặc biệt là môi trường nước. Và nguyên do chính là sự ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa được nâng cao. Vì vậy, bản thân mỗi người cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và cơ quan chức năng cần xử lý nghiêm khắc các hành vi này để làm gương cho những đối tượng khác.