Trước đây, khi khoa học công nghệ còn chưa phát triển thì cha ông ta đã biết đúc kết các kinh nghiệm, quán sát hiện tượng có thật trong thực tế để thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Để hiểu rõ hơn trí tuệ cũng như óc quan sát của cha ông ta, mời bạn đọc theo dõi bài viết: Giải thích câu tục ngữ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giải thích câu tục ngữ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng bay vừa thì râm hay nhất:
- 2 2. Giải thích câu tục ngữ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng bay vừa thì râm dành cho học sinh giỏi:
- 3 3. Giải thích câu tục ngữ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng bay vừa thì râm chiếm trọn trái tim người chấm:
1. Giải thích câu tục ngữ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng bay vừa thì râm hay nhất:
Trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc ta, có rất nhiều những câu dao và tục ngữ hau về thiên nhiên do ông cha ta đúc kết lại từ các kinh nghiệm thực tiễn. Đối với em, ấn tượng nhất chính là câu ca dao:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm”
Khi mà khoa học kỹ thuật chưa phát triển thì cha ông ta vẫn dựa vào các quy luật của tự nhiên để dự đoán thời tiết. Từ đó, cha ông sắp xếp hoạt động mùa vụ sao cho hợp lý. Dựa vào loài chuồn chuồn – một loại côn trùng có cánh mà họ đã có thể phán đoán tình thời tiết. Nếu chuồn chuồn bay ở trên cao nghĩa là trời sẽ có nắng. Nếu bay ở tầm trung, vừa thì trời râm mát. Còn nếu bay thấp sát dưới mặt nước ao hồ thì nghĩa là trời sắp mưa. Điều này được đúc kết từ sự quan sát tỉ mỉ rồi đúc kết ra của thế hệ trước.
Cho đến ngày nay, câu ca dao này vẫn đúng và được dùng phổ biến bởi vì nó đã được giải thích rõ hơn nhờ khoa học. Hiện tượng này liên quan đến lượng hơi nước có trong không khí. Nếu trong không khí có rất nhiều hơi nước thì nghĩa là quá trình ngưng tụ mây đang diễn ra rất nhanh, đã đến giai đoạn bão hòa, sắp tạo nên cơn mưa. Lượng hơi nước đó tạo áp lực rất lớn lên đôi cánh mỏng của chuồn chuồn khiến chúng không thể bay lên cao, đành phải sà xuống thấp. Vì vậy, khi chuồn chuồn bay thấp thì trời sắp mưa. Tương tự như vậy, nếu chuồn chuồn bay cao thì nghĩa là lượng hơi nước trong không khí rất thấp, mây sẽ ít và trời sẽ có nắng ấm.
Câu ca dao Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm thực sự là một “công cụ” đắc lực cho chúng ta để quan sát hiện tượng thời tiết. Từ đó, chúng ta cũng thấy được sự thông thái và kỹ lưỡng của cha ông ta đời trước.
2. Giải thích câu tục ngữ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng bay vừa thì râm dành cho học sinh giỏi:
Những câu ca dao, tục ngữ luôn được mệnh danh chính là một cuốn bách khoa toàn thư về tri thức quý báu của ông cha ta để lại. Không chỉ là những bài học răn dạy con người mà các hiện tượng dự báo về thời tiết của người xưa cũng như đã được thể hiện rất rõ nét trong nhiều ca dao, tục ngữ. Một trong những câu tục ngữ hay nói về hiện tượng của thời tiết đó chính là câu tục ngữ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”.
Dựa vào những sự việc được lặp lại lặp lại trong đời sống thường ngày mà cha ông ta đã đúc rút được những bài học kinh nghiệm quý báu. Câu tục ngữ “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” chính là một trong những sự quan sát tinh tế về hiện tượng dự báo trời có mưa hay không. Nếu như trước đây thì ông cha ta chỉ quan sát và đúc kết ra thành một lời nhắc nhở. Lời nhắc đó không dựa trên khoa học mà chỉ dựa trên sự trùng lặp, được lặp đi lặp lại nhưng rất đúng trên thực tế. Câu tục ngữ “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” được giải thích theo khoa học như sau: Khi chuồn chuồn bay thấp tức nghĩa là lúc đó áp suất không khí lúc đó thấp. Khi áp suất không khí thấp thì nó dường như cũng đã đè lên con chuồn chuồn làm cho nó bay thấp thì trời mưa. Đối với hiện tượng “chuồn chuồn” bay cao theo khoa học được lý giải đó tức là áp suất không khí lúc đó cao giúp cho chuồn chuồn bay cao lên thì trời nắng to. Còn đối với hiện tượng con chuồn chuồn bay vừa tức là có áp suất không khí nhưng không đủ để đưa nó bay cao hơn nên trời râm mát.
Chỉ với sự quan sát các hiện tượng thông qua việc diễn ra thường thấy mà người xưa đã để lại cho chúng ta những bài học thật đáng quý biết bao nhiêu. Khi chúng ta cứ nhìn thấy những cánh chuồn chuồn bay cao trong bầu trời xanh là biết được rằng nay sẽ nắng to, không có dấu hiệu trời mưa. Ngược lại khi quan sát thấy hiện tượng cánh chuồn chuồn bay là là thì trời râm mát, còn bay thấp hẳn nữa thì hãy chuẩn bị vì trời sắp mưa.
Những kinh nghiệm, vốn sống của người xưa dường như cũng đã gói gọn vào trong những câu tục ngữ hay ho này. Và câu tục ngữ ” Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm” quả thật là một câu tục ngữ hay, đáng nhớ để có thể nắm bắt được tình hình dự báo thời tiết.
3. Giải thích câu tục ngữ Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, Bay cao thì nắng bay vừa thì râm chiếm trọn trái tim người chấm:
Với một nước thuần nông nghiệp với nghề chính là trồng lúc nước thì thời tiết là một yếu tố quan trọng được quan tâm hàng đầu mỗi mùa vụ lúa vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng của mùa vụ đó. Trước đây khi chưa có truyền hình, chưa có chương trình dự báo thời tiết thì cha ông ta thường quan sát sự vật xung quanh và tìm ra được những quy luật thú vị ấy. “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/ Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm” là một trong số đó. Để lý giải câu tục ngữ này có thể giải thích như sau: Ngày xưa trước lúc trở trời, trong không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của côn trùng làm tăng tải trọng khiến chúng chỉ có thể bay sát mặt đất. Trong số các loài côn trùng này có loài lớn như chuồn chuồn nhưng cũng có những loài mối, muỗi nhỏ mà ta không nhìn thấy. Ngoài ra vì áp thấp, ngột ngạt nên có nhiều loài sâu bọ cũng chui lên khỏi mặt đất. Chim én bay xuống thấp để bắt những loài sâu bọ, côn trùng này. Cho nên mỗi khi chim én bay xuống thấp thì người ta cũng cho rằng trời sắp có mưa. Chuồn chuồn bay thấp hay bay cao phụ thuộc vào áp suất của khí quyển. Áp suất khí quyển lại liên quan đến nhiệt độ và độ ẩm không khí. Do cánh của chuồn chuồn quá mỏng lại có các nan đặc biệt hút được độ ẩm của không khí. Vậy nên khi trời sắp mưa thì độ ẩm trong không khí tăng cao, không khí có nhiều hơi nước, đọng vào những bộ cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng khiến cho chúng chỉ có thể bay sát mặt đất. Khi trời nắng, độ ẩm không khí giảm thì cánh của chuồn chuồn khô đi và nhẹ hơn nên sẽ bay được cao hơn. Vậy nên ông cha ta từ ngày xưa có thể nhìn chuồn chuồn bay mà đoán biết thời tiết như thế nào để có thể thuận tiện cho mùa vụ và sinh hoạt thường ngày.
Kinh nghiệm này phản ánh đúng thực tiễn bởi vì nó đã được giải thích rõ hơn nhờ khoa học. Hiện tượng này liên quan đến lượng hơi nước có trong không khí. Nếu trong không khí có rất nhiều hơi nước thì nghĩa là quá trình ngưng tụ mây đang diễn ra rất nhanh, đã đến giai đoạn bão hòa, sắp tạo nên cơn mưa. Lượng hơi nước đó tạo áp lực rất lớn lên đôi cánh mỏng của chuồn chuồn khiến chúng không thể bay lên cao, đành phải sà xuống thấp. Tương tự như vậy, nếu lượng hơi nước trong không khí rất thấp, mây sẽ ít và trời sẽ có nắng ấm.
Câu ca dao “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa. Bay cao thì nắng bay vừa thì râm” là một trong những đúc kết có giá trị của cha ông ta về dự báo thời tiết trong điều kiện cuộc sống còn đơn giản. Qua đó, chúng ta thêm ngưỡng mộ tài quan sát và trí tuệ của người xưa.
THAM KHẢO THÊM: