Giải quyết yêu cầu áp dung biện pháp chống bán phá giá. Các biện pháp chống bán phá giá.
Giải quyết yêu cầu áp dung biện pháp chống bán phá giá. Các biện pháp chống bán phá giá.
1. Cơ sở pháp lý:
– Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11.
2. Luật sư tư vấn:
Bán phá giá là một trong những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên, các nước tham gia WTO cho phép các doanh nghiệp được sử dụng biện pháp này trong cạnh tranh. Bù lại, các nước đã thiết lập các quy định về biện pháp để hạn chế các doanh nghiệp áp dụng việc bán phá giá vơi mục đích bảo hộ cho thị trường. Để có thể bảo vệ được lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, đảm bảo được tính cạnh tranh trong kinh doanh, Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11 quy định các cá nhân tổ chức khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định có thể được nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Cụ thể, theo quy định tại Điều 10 Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11:
“1. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu xét thấy hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá chưa đầy đủ nội dung quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này, cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để bổ sung.
2. Thời hạn để bổ sung hồ sơ do cơ quan điều tra quy định nhưng không được ít hơn ba mươi ngày, kể từ ngày tổ chức, cá nhân được yêu cầu bổ sung hồ sơ nhận được thông báo.
3. Trước khi Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định điều tra, cơ quan điều tra phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá về các quy định chống bán phá giá của Việt Nam.
4. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ có đầy đủ nội dung quy định tại Điều 9 của Pháp lệnh này, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định điều tra; trường hợp đặc biệt, thời hạn ra quyết định điều tra có thể được gia hạn nhưng không quá ba mươi ngày.
5. Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cơ quan điều tra thông báo quyết định điều tra cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, các nhà sản xuất, xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoá bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá và công bố cho các bên liên quan khác.
6. Bộ trưởng Bộ Thương mại không được ra quyết định điều tra nếu tổ chức, cá nhân yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá rút hồ sơ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 của Pháp lệnh này.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, sau khi tiếp nhận nhận hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá, cơ quan có thẩm quyền cần phải xem xét tính hợp pháp của hồ sơ. Nếu như xét thấy hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá chưa đầy đủ nội dung quy định tại Pháp lệnh 20/2004/PL-UBTVQH11 thì cơ quan điều tra phải thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá để các tổ chức, cá nhân này có thể chuẩn bị nộp hồ sơ bổ sung. Sau khi, cơ quan điều tra nhận được hồ sơ có đầy đủ nội dung cần thiết và hợp pháp, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định điều tra. Ngoài ra, trước khi ra quyết định điều tra bán phá giá, cơ quan điều tra phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá về các quy định chống bán phá giá của Việt Nam. Quy định như vậy nhằm mục đích bảo đảm quyền lợi cho cho bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Thuế suất chống bán phá giá tạm thời có thể được bảo đảm thanh toán bằng tiền mặt đặt cọc hoặc được bảo đảm bằng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Việc quy định biện pháp bảo đảm thanh toán thuế chống bán phá bán phá giá tạm thời là một quy định nhằm bảo đảm cho việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện trong thực tế. Sau khi có kết luận sơ bộ và trước khi kết thúc giai đoạn điều tra, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc xuất khẩu hàng hóa thuộc đối tượng điều tra có thể đưa ra cam kết với Bộ thương mại về việc điều chỉnh hoạt động kinh doanh của mình.
Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời không được quá một trăm hai mươi ngày, kể từ ngày có quyết định áp dụng biện pháp này. Nếu các nhà xuất khẩu hàng hóa tương tự có yêu cầu của các nhà , Bộ trưởng Bộ Thương mại có thể gia hạn áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nhưng không quá sáu mươi ngày.
Sau khi không đạt được cam kết điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời, đồng thời, căn cứ vào kết luận cuối cùng và kiến nghị của Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, Bộ trưởng Bộ Thương mại ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá.