Giải quyết xung đột pháp luật về việc kết hôn có yếu tố nước ngoài. Trong trường hợp pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài quy định khác nhau thì áp dụng pháp luật nước nào?
Luật sư tư vấn:
Xung đột pháp luật là hiện tượng pháp lý mà trong đó có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia điều chỉnh một quan hệ tư pháp có yếu tố nước ngoài mà giữa các hệ thống pháp luật có sự khác nhau về nội dung.
Việc kết hôn có yếu tố nước ngoài được hiểu là việc kết hôn:
– Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
– Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam.
– Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nước ngoài.
– Giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài.
1. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài tại các nước:
Về điều kiện kết hôn:
– Để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn đa số pháp luật các nước áp dụng hệ thuộc luật nhân thân của chủ thể. Song có nước áp dụng luật quốc tịch, có nước áp dụng nguyên tắc luật nơi cư trú của đương sự để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn. Cụ thể:
Pháp: Điều kiện kết hôn do pháp luật của nước mà đương sự mang quốc tịch quyết định. Tuy nhiên, khi tiến hành kết hôn ở Pháp ngoài việc tuân thủ luật quốc tịch nước mà họ mang quốc tịch, người nước ngoài còn phải tuân thủ một số điều kienj do pháp luật Pháp quy định: tuổi kết hôn, sự đồng ý của cha mẹ, của người giám hộ nếu người kết hôn chưa đến tuổi thành niên…
Đức: điều kiện kết hôn do pháp luật của nước mà đang sự mang quốc tịch điều chỉnh đồng thời chấp nhận dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến nước thứ ba.
Mỹ: áp dụng pháp luật nơi tiến hành kết hôn bất kể quốc tịch và nơi cư trú của các bên đương sự.
Về nghi thức kết hôn:
– Để giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn đa số các nước áp dụng nguyên tắc luật nơi tiến hành kết hôn. Tuy nhiên cũng có nước quy định bổ sung:
– Ở Pháp: Nghi thức kết hôn phải tuân theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn, nhưng khi công dân Pháp tiến hành kết hôn ngoài lãnh thổ Pháp thì phải báo trước việc kết hôn về Pháp thì cuộc hôn nhân đó mới được công nhận là hợp pháp;
– Ở Đức: Nghi thức kết hôn do pháp luật nơi tiến hành kết hôn quyết định. Nếu nghi thức kết hôn không phù hợp với quy định của pháp luật nơi tiến hành kết hôn, nhưng lại đáp ứng yêu cầu của pháp luật nước nơi đương sự mang quốc tịch thì cuộc hôn nhân đó vẫn có giá trị pháp lý.
– Ở Anh, Mỹ: Nghi thức kết hôn được xác đinh theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn
2. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn tại Việt Nam:
Về điều kiện kết hôn:
– Theo Điều 126 Luật hôn nhân gia đình 2014 mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn (áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch). Nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của luật này về điều kiện kết hôn của Việt Nam
– Nếu người đó có hai hay nhiều quốc tịch quốc tịch nước ngoài thì giấy tờ xác định điều kiện kết hôn của họ sẽ theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch đồng thời vào thời điểm đăng ký kết hôn,nếu người đó không thường trú tại một trong nước mà người đó có quốc tịch thì giấy tờ đó do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó mang hộ chiếu cấp.
– Đối với người không quốc tịch muốn kết hôn với công dân Việt Nam và đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì giấy tờ sử dụng trong giấy kết hôn là giấy là tờ do cơ quan có thẩm quyền nơi người đó thường trú cấp. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, giấy tờ sử dụng trong việc đăng ký kết hôn là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó định cư hoặc cơ quan ngoại giao, lãnh sự Việt Nam nước đó cấp.
– Việc kết hôn giữa những người nước ngoài với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của Luật hôn nhân gia đình về điều kiện kết hôn.
– Đối với công dân Việt Nam đang phục vụ trong các lực lượng vũ trang hoặc đang làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật quốc gia thì phải nộp giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành cấp trung ương hoặc cấp Tỉnh xác nhận nếu người đó kết hôn với người nước ngoài không ảnh hưởng đến việc bảo vệ bí mật nhà nước hoặc không trái với quy định của ngành đó.
Luật sư
Trong các hiệp định trương trợ tư pháp mà Việt Nam kí kết với người nước ngoài, nguyên tắc chung là áp dụng luật quốc tịch của các bên đương sự để điều chỉnh các vấn đề về điều kiện kết hôn. Tuy nhiên trong một số hiệp định cũng có những quy định bổ sung. Khoản 1 Điều 23 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Liên Bang Nga:
“Công dân các nước hữu quan muốn kết hôn ngoài việc tuân thủ pháp luật nước mình họ còn phải tuân theo các quy định của pháp luật nước nơi tiến hành kết hôn về cấm kết hôn.”
Về nghi thức kết hôn: ở Việt Nam công nhận việc kết hôn khi có đăng ký kết hôn tại các cơ quan có thẩm quyền và tuân thủ pháp luật Việt Nam. Đó là nghi thức dân sự được áp dụng và chấp nhận có hiệu lực về việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài
a. Phương pháp thực chất
Phương pháp thực chất là phương pháp mà cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng quy phạm luật nội dung của tư pháp quốc tế, trực tiếp giải quyết quan hệ pháp lý có xung đột pháp luật bao gồm quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài, thông qua việc áp dụng quy phạm thực chất. Quy phạm thực chất là quy phạm quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Ví dụ theo quy định tại Khoản 1, Điều 122 Luật hôn nhân & gia đình năm 2014 thì các quy định về quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình cũng sẽ được áp dụng cho người nước ngoài tại Việt Nam.
Đây là cơ sở pháp lý để áp dụng các quy phạm thực chất được quy định trong pháp luật Việt Nam nhằm điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, phương pháp này không mang tính khách quan vì chủ yếu dựa trên ý chí quốc gia để giải quyết các vấn đề mang tính quốc tế.
b. Phương pháp xung đột
Phương pháp xung đột là phương pháp giải quyết gián tiếp quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Khác với phương pháp thực chất, trong phương pháp xung đột các vấn đề về quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể không được giải quyết trực tiếp mà phải giải quyết gián tiếp thông qua áp dụng quy phạm xung đột. Quy phạm xung đột không quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên mà chỉ quy định chọn luật áp dụng. Nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước nào thì pháp luật nước đó được áp dụng.
Việc dẫn chiếu quy phạm xung đột để chọn luật áp dụng bao gồm cả trường hợp dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba.
Trường hợp dẫn chiếu ngược xảy ra khi quy phạm xung đột pháp luật của nước thứ nhất dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ 2, trong khi đó pháp luật của nước thứ 2 lại có quy phạm xung đột dẫn chiếu ngược trở lại áp dụng pháp luật nước thứ nhất thì pháp luật nước thứ nhất được áp dụng.
Trường hợp dẫn chiếu đến nước thứ ba xảy ra khi pháp luật của nước thứ nhất có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ hai, trong khi đó pháp luật nước thứ hai lại có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì pháp luật của nước thứ 3 được áp dụng.
Trong các trường hợp dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu pháp luật của nước thứ ba thì quy phạm pháp luật quy định trong pháp luật được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến để điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài là các quy phạm thực chất.
2. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước
Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình:
– Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
– Giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam.
– Giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nước ngoài.
– Ngoài ra tại Luật hôn nhân và gia đình còn quy định các quan hệ giữa hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài cũng được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên hoặc cả hai bên định cư ở nước ngoài.
Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn:
+ Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật các nước:
* Điều kiện kết hôn:
Để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn đa số pháp luật các nước áp dụng hệ thuộc luật nhân thân của chủ thể. Song có nước áp dụng luật quốc tịch, có nước áp dụng nguyên tắc luật nơi cứ trú của đương sự để giải quyết xung đột pháp luật về điều kiện kết hôn.
Pháp: Điều kiện kết hôn do pháp luật của nước mà đương sự mang quốc tịch quyết định. Tuy nhiên, khi tiến hành kết hôn ở Pháp ngoài việc tuân thủ luật quốc tịch nước mà họ mang quốc tịch, người nước ngoài còn phải tuân thủ một số điều kienj do pháp luật Pháp quy định: tuổi kết hôn, sự đồng ý của cha mẹ, của người giám hộ nếu người kết hôn chưa đến tuổi thành niên…
Đức: điều kiện kết hôn do pháp luật của nước mà đang sự mang quốc tịch điều chỉnh đồng thời chấp nhận dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến nước thứ ba.
Mỹ: áp dụng pháp luật nơi tiến hành kết hôn bất kể quốc tịch và nơi cư trú của các bên đương sự.
+ Nghi thức kết hôn:
Để giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn đa số các nước áp dụng nguyên tắc luật nơi tiến hành kết hôn. Tuy nhiên cũng có nước quy định bổ sung:
Ở Pháp: Nghi thức kết hôn phải tuân theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn, nhưng khi công dân Pháp tiến hành kết hôn ngoài lãnh thổ Pháp thì phải báo trước việc kết hôn về Pháp thì cuộc hôn nhân đó mới được công nhận là hợp pháp;
Ở Đức: Nghi thức kết hôn do pháp luật nơi tiến hành kết hôn quyết định. Nếu nghi thức kết hôn không phù hợp với quy định của pháp luật nơi tiến hành kết hôn, nhưng lại đáp ứng yêu cầu của pháp luật nước nơi đương sự mang quốc tịch thì cuộc hôn nhân đó vẫn có giá trị pháp lý.
Ở Anh, Mỹ: Nghi thức kết hôn được xác đinh theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn.
+ Giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam:
Đối với điều kiện kết hôn, tại khoản 25 Điều 3 của
Một là, cơ sở pháp lý là khoản 1 Điều 126 Luật Hôn nhân gia đình 2014: “Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn”. Từ quy định này chúng ta thấy rằng, mỗi bên là công dân Việt Nam phải tuân theo những quy định của luật này về điều kiện kết hôn, công dân nước ngoài phải tuân theo pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch về điều kiện kết hôn. Ngoài ra công dân nước ngoài đó còn phải tuân theo pháp luật Việt Nam với tư cách là luật của nước nơi tiến hành kết hôn nếu họ kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
Hai là, cơ sở pháp lý là khoản 2 Điều 126: “Việc kết hôn giữa những người nước ngoài thường trú ở Việt nam tại cơ quan có thẩm quyền của Việt nam phải tuân theo các quy định của luật này về điều kiện kết hôn”. Như vậy khác với trường hợp thứ nhất, khi người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam tại Việt Nam phải thỏa mãn áp dụng pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch và pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn còn khi hai người nước ngoài thường trú ở Việt Nam kết hôn với nhau chỉ cần tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn.
Ba là, theo khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì quan hệ hôn nhân gia đình mà có ít nhất một bên đang định cư ở nước ngoài thì đó là quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên Điều 126 của Luật Hôn nhân gia đình 2014 không có quy phạm xung đột để điều chỉnh cho trường hợp này. Do đó, chúng ta phải tìm đến nguyên tắc chung quy định tại Điều 122 Luật Hôn nhân gia đình 2014: “Các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp luật này có quy định khác”. Điều này có nghĩa là trong trường hợp luật Hôn nhân gia đình 2014 có quy định khác đối với quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài thì sẽ áp dụng quy định khác đó. Cụ thể là Điều 126 có quy định khác thì chúng ta áp dụng quy định khác đó. Nhưng nếu Luật Hôn nhân gia đình 2014 không có quy định khác thì theo nguyên tắc chung ta sẽ áp dụng Luật hôn nhân gia đình Việt Nam để điều chỉnh quan hệ đó.
Có thể thấy, Luật Hôn nhân gia đình nói riêng và Tư pháp quốc tế Việt Nam nói chung đã có những quy định về các quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài, từng bước đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh của mối quan hệ này trong bối cảnh sự phát triển và diễn biến phức tạp của nó hiện nay trong xã hội.
3. Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài
Ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngoài trước pháp luật.
Hiện nay, ly hôn có yếu tố nước ngoài đang trở thành một vấn đề mang tính cấp thiết của toàn xã hội, bởi khi mà một nền kinh tế thị trường phát triển cùng với những quan hệ kinh tế song phương, đa phương thì vấn đề hôn nhân và gia đình nói chung và ly hôn nói riêng sẽ ngày càng trở nên phức tạp với sự xuất hiện của những yếu tố nước ngoài trong các quan hệ. Việc giải quyết tranh chấp vì thế luôn đứng trước nguy cơ xung đột pháp luật bởi quốc tịch của các chủ thể khác nhau. Do đó, các quốc gia hiện nay đều thiện chí trong việc giúp công dân vượt qua những rào cản pháp lý để giao lưu dân sự trở nên dễ dàng hơn. Điều này thường được thống nhất dựa trên một số nguyên tắc như sau:
Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Thông thường các nước áp dụng nguyên tắc luật quốc tịch của các bên đương sự, luật nơi cư trú, luật của nước có tòa án hay áp dụng phối hợp các nguyên tắc trên.
Ở Pháp: Việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được giải quyết theo luật nơi cư trú chung của hai vợ chồng. Nếu hai vợ chồng không có nơi cư trú chung thì ván đề ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi cả hai vợ chồng mang quốc tịch, đồng thời cho phép áp dụng rộng rãi nguyên tắc bảo lưu trật tự công cộng.
Ở Đức: việc ly hôn được giải quyết theo luật quốc tịch của người chồng vào thời điểm xin kết hôn, nhưng tòa án Đức được phép chấp nhận dẫn chiếu ngược trở lại luật Đức và dẫn chiếu đến nước thứ 3.
Luật sư
Việc ly hôn tiến hành trên lãnh thổ Đức có thể áp dụng luật nước ngoài với điều kiện: các cơ sở cho phép ly hôn của pháp luật nước ngoài phải phù hợp với cơ sở điều kiện cho phép ly hôn của luật Đức
Ở Anh – Mỹ: Theo luật tòa án