Tội trộm cắp tài sản: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù bao nhiêu? Trộm cắp bao nhiêu tiền, tài sản trị giá bao nhiêu thì bị đi tù?
Trong thời gian qua, tình hình trộm cắp tài sản vẫn diễn ra phức tạp và đang là một vấn đề nhức nhối trong đời sống hiện nay. Các đối tượng trộm cắp hành động ngày càng manh động, với những thủ đoạn tinh vi và liều lĩnh hơn, gây mất trật tự an toàn xã hội và cũng gây hoang mang lo lắng cho người dân. Tội trộm cắp tài sản là một tội hình sự được quy định tại Điều 173 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017, theo đó như thế nào là phạm tội trộm cắp tài sản và quy định về chế tài xử phạt tội này ra sao? Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Dương Gia xin gửi đến bạn bài viết về Tội trộm cắp tài sản: Cấu thành tội phạm và mức phạt tù như sau:
Mục lục bài viết
- 1 1. Phân tích cấu thành tội trộm cắp tài sản
- 2 2. Mức phạt tù của tội trộm cắp tài sản
- 3 3. Trộm cắp tài sản trên 50 triệu đồng đi tù bao nhiêu năm?
- 4 4. Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản
- 5 5. Tư vấn giải quyết vụ án trộm cắp tài sản
- 6 6. Ăn trộm xe máy bị xử lý hình sự như thế nào?
- 7 7. Quy định của pháp luật về tội trộm cắp tài sản
- 8 8. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội trộm cắp tài sản
1. Phân tích cấu thành tội trộm cắp tài sản
Chủ thể của tội trộm cướp tài sản.
Đối với tội cướp tài sản, bất cứ ai có đủ năng lực trách nhiệm hình sự đều phải chịu trách nhiệm về tội này.
Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Cá nhân từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi nếu phạm tội rất nghiêm trọng (quy định tại khoản 3 Điều 173 Bộ luật hình sự) hoặc đặc biệt nghiêm trọng (quy định tại khoản 4 Điều 173 Bộ luật hình sư) về tội trộm cắp tài sản thì cũng phải chịu trách nhiệm về tội này.
Khách thể của tội trộm cắp tài sản.
Luật sư
Tội trộm cắp tài sản xâm phạm trực tiếp đến quan hệ sở hữu tài sản được pháp luật bảo vệ. Tài sản trộm cắp có thể là tài sản của Cơ quan Nhà nước, tổ chức, cá nhân. Trường hợp người trộm cắp tài sản bị phát hiện mà có hành vi chống trả để tẩu thoát dẫn đến làm bị thương hoặc chết người thì có thể sẽ bị truy cứu về cả tội hình sự khác.
Mặt khách quan của tội phạm.
– Về hành vi: là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật.
Đặc trưng để phân biệt tội trộm cắp tài sản với các tội xâm phạm sở hữu khác đó chính là người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản một cách bí mật, lén lút, không để người quản lý tài sản hoặc chủ sở hữu biết được tài sản của mình bị chiếm đoạt.
Vậy việc che dấu hành vi chiếm đoạt tài sản bằng cách hành động bí mật, lén lút ở đây được hiểu như thế nào? Thông thường tội phạm thực hiện hành vi trộm cắp tài sản thường lợi dụng hoàn cảnh, môi trường xung quanh để tận dụng thời cơ chiếm đoạt tài sản và che dấu hành vi của mình. Có ba hình thức che dấu hành vi tội phạm có thể thực hiện như sau:
+ Che dấu toàn bộ hành vi: Là người phạm tội khi thực hiện hành vi phạm tội không để cho nạn nhân biết được bất cứ thông tin nào về việc phạm tội của mình. Ví dụ lợi dụng chủ nhà đi vắng, tên trộm lẻn vào nhà để trộm tài sản; hoặc tên trộm thổi thuốc mê vào ban đêm khi chủ nhà đang ngủ để ra tay trộm cắp tài sản. Lúc này người quản lý hoặc sở hữu tài sản sẽ không biết được tên trộm là ai, cũng như không biết về hành vi phạm tội của tội phạm.
+ Che dấu một phần hành vi: Lúc này, người phạm tội chỉ che dấu riêng hành vi phạm tội của mình, nghĩa là nạn nhân có thể biết tên người phạm tội là ai, nhưng lại không biết về hành vi phạm tội mà người phạm tội thực hiện. Ví dụ khi tên trộm vờ hỏi mượn điện thoại để gọi điện cho người thân, nhưng trong lúc đó lại lợi dụng lấy mất ví tiền của người chủ điện thoại, lúc này người bị hại có thể biết tên trộm, nhưng lại không biết ví tiền của mình đã bị trộm mất.
+ Che dấu tính chất của hành vi phạm tội: Đây là khi người phạm tội thực hiện hành vi công khai, nhưng lại không biết là người phạm tội đang thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ như là tên phạm tội trà trộn đóng giả làm nhân viên trông giữ xe ở nơi đỗ xe công cộng, lợi dụng việc dắt xe hộ để trộm xe của khách, chủ xe biết xe của mình bị mang đi nhưng lại không biết tài sản đã bị trộm mất, hoặc tên trộm có thể đánh tráo, làm giả vé xe để có thể thực hiện trộm xe ở các bãi trông, giữ xe.
Như vậy do đặc trưng của tội trộm cắp tài sản là người phạm tội thực hiện hành vi một cách lén lút, bí mật và luôn có ý thức che dấu hành vi chiếm đoạt tài sản của mình nên khi thực hiện hành vi tội phạm thường chuẩn bị rất kỹ lưỡng, tìm hiểu môi trường và hoàn cảnh để từ đó có thể lợi dụng để đạt được mục đích của mình.
– Về mục đích:
Mục đích của tội phạm là chiếm đoạt được tài sản mà không bị người khác phát hiện.
– Về hậu quả:
Hậu quả là tài sản của chủ sở hữu hoặc người được giao quản lý tài sản bị chiếm đoạt.
Đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản giá trị của tài sản chiếm đoạt được phải có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên. Nếu dưới tài sản có giá trị dưới 02 triệu đồng nhưng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự của khu vực xung quanh, hoặc tài sản là cổ vật, di vật, hoặc là phương tiện lao động kiếm sống chủ yếu của người bị hại thì vẫn bị xử lý hình sự.
Mặt chủ quan của tội phạm.
Tội trộm cắp tài sản được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ là hành vi của mình là trái quy định của pháp luật nhưng vẫn cố tình thực hiện để chiếm đoạt tài sản một cách bất chính.
2. Mức phạt tù của tội trộm cắp tài sản
Căn cứ theo quy định tại Điều 173 Luật sửa đổi bộ luật hình sự năm 2017, mức phạt đối với tội cướp tài sản được quy định như sau:
– Phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
Mức phạt này được áp dụng đối với người có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ hai triệu đồng (2.000.000 đồng) đến dưới năm mươi triệu đồng (năm mươi triệu đồng).
Trường hợp tài sản trộm cắp có giá trị nhỏ hơn hai triệu đồng thì tài sản đó phải là di vật, cổ vật, hoặc là phương tiện kiếm sống chủ yếu của nạn nhân và người nhà họ. Hoặc trường hợp trộm cắp tài sản mà gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến an ninh của khu vực xung quanh. Hoặc người phạm tội đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính hay xử lý về một trong các tội xâm phạm về quyền sở hữu tài sản trước đó mà chưa được xóa án tích.
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với một trong các trường hợp:
+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp, hoặc có tổ chức. Đây là tội phạm thực hiện cướp tài sản và coi đây như là nguồn thu nhập kiếm sống của mình, hoặc người phạm tội có chuẩn bị, lên kế hoạch, phân công kỹ càng vai trò của từng người trong việc trộm cắp Ví du: trong một vụ trộm, A, B, C có phân công A là người phụ trách đánh lạc hướng người bị hại, B là người thực hiện hành vi trộm tài sản, và C là người phụ trách đưa B cùng tẩu thoát.
+ Trộm cắp tài sản (tiền, xe, máy móc, hay bất cứ tài sản nào khác…) có trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng. Việc xác định giá tài sản được căn cứ dựa trên giá thị trường vào thời điểm mà người đó thực hiện hành vi trộm cắp, hoặc nếu cơ quan tiến hành tố tụng (tòa án, viện kiểm sát,..) không tự xác định được giá trị tài sản thì phải trưng cầu giám định từ phía cơ quan giám định.
+ Sử dụng các thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất nguy hiểm. Tức là người phạm tội sử dụng những cách thức thâm hiểm, những mánh khóe gian manh khiến cho đối tượng bị nhắm đến khó lòng đề phòng, hoặc có những thủ đoạn gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản như để bắt trộm cá mà đổ hóa chất độc hại xuống ao, hồ.. gây ô nhiễm môi trường, tổn hại sức khỏe của người dân.
+ Hành hung để tẩu thoát. Sau khi đã trộm được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt hoặc đã bị bắt đã có hành vi dùng vũ lực để chạy thoát nhưng hành vi dùng vũ lực chưa gây ra thương tích hoặc nếu đã gây ra thương tích thì tỷ lệ thương tật chưa đến 11%, nếu tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên thì có thể sẽ bị truy cứu về tội khác là tội cố ý gây thương tích theo quy định của Bộ luật hình sự.
+ Tài sản là bảo vật quốc gia. Bảo vật quốc gia là tài sản chung của quốc gia và được nhà nước bảo vệ, nếu người phạm tội thực hiện trộm cắp loại tài sản này thì dù có biết đây là tài sản quốc gia hay không thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm.
+ Tái phạm nguy hiểm. Đây là khi người này có đủ các dấu hiệu tái phạm nguy hiểm tại khoản 2 Điều 53 Bộ luật hình sự, và là một tình tiết thuộc về nhân thân người phạm tội, không phụ thuộc vào hành vi phạm tội cụ thể.
– Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, đối với các trường hợp:
+ Số tài sản mà người này trộm cắp từ nạn nhân có giá trị trong khoảng từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng. Đối với tội trộm cắp tài sản, không cần biết người phạm tội đã chiếm đoạt được số tài sản này hay chưa, chỉ có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị trên thì cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm với mức phạt từ bảy đến mười lăm năm năm tù giam.
+ Lợi dụng hoàn cảnh dịch bệnh, thiên tai. Điều này phụ thuộc vào việc có hay không ý thức lợi dụng những khó khăn của thiên tai, dịch bệnh của người phạm tội để thực hiện việc gây án.
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với một trong các trường hợp:
+ Nạn nhân bị lấy cắp tổng tài sản lên tới 500 triệu đồng. Cũng như ở trên, đối với tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên thì chỉ yêu cầu tội phạm có ý định chiếm đoạt tài sản chứ không bắt buộc tội phạm có chiếm đoạt tài sản thành công không.
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để thực hiện phạm tội. Do tình trạng chiến tranh là tình trạng hết sức nghiêm trọng trong xã hội hiện đại, chính vì vậy việc tội phạm lợi dụng tình trạng này để thực hiện hành vi cướp tài sản sẽ phải chịu mức phạt nằm trong khung hình phạt cao nhất của tội này.
Ngoài ra, người phạm tội cướp tài sản còn có thể bị phạt một khoản tiền tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm mà mức tiền phạt có thể nằm trong khoảng từ năm triệu (5.000.000 đồng) đến năm mươi triệu đồng (50.000.000 đồng).
3. Trộm cắp tài sản trên 50 triệu đồng đi tù bao nhiêu năm?
Tóm tắt câu hỏi:
Con trai tôi năm nay cháu 20 tuổi, do vợ chồng tôi mải làm ăn buôn bán nên không có thời gian dạy bảo cháu. Con tôi đã chót dại lấy trộm 52 triệu đồng của nhà hàng xóm và bây giờ cháu đang trong thời gian chờ tòa án xét xử. Tôi muốn hỏi luật sư với tội của cháu cháu sẽ bị phạt tù trong thời gian là bao lâu? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật.
Theo quy định tại Bộ Luật hình sự Việt Nam:
Điều 138. Tội trộm cắp tài sản:
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Như vậy với hành vi của con chị lấy trộm tài sản giá trị là 52 triệu đồng của nhà hàng xóm, theo quy định tại điểm e khoản 2 điều 138 Bộ Luật hình sự với hành vi này con chị có thể phải chịu hình phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
4. Đồng phạm trong tội trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi có vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau:
A (20 tuổi), B (15 tuổi), C (17 tuổi ) rủ nhau vào nhà ông X trộm cắp tài sản. C đứng ngoài ngõ cho A và B vào trong nhà ông X lấy tài sản. A, B, C lấy được 1 chiếc xe máy trị giá 15 triệu đồng, đang tìm người bán thì bị bắt theo Khoản Điều 138 Bộ luật hình sự về Tội trộm cắp tài sản. Hỏi:
1. Đối tượng tác động và khách thể của tội phạm do A, B, C thực hiện?
2. Trong vụ án trên có đồng phạm không? Tại sao? Nếu có đồng phạm, vai trò của mỗi người.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất:
* Đối tượng tác động của tội phạm bao gồm các dạng sau đây:
– Con người đối với tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự;
– Các vật thể như tài sản, phương tiện thuộc quyền sở hữu hợp pháp của con người;
– Sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội.
* Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ, có tính trừu tượng.
Theo Bộ Luật hình sự Việt Nam, những quan hệ xã hội được coi là khách thể bảo vệ của Luật hình sự là những quan hệ xã hội đã được quy định trong Điều 8 “Bộ luật hình sự 2015”. Hành vi bị coi là phạm tội là hành vi xâm phạm, gây thiệt hại cho một trong những quan hệ xã hội đã được xác định đó.
Theo thông tin bạn cung cấp, A, B, C vào nhà ông X lấy chiếc xe máy trị giá 15 triệu đồng là hành vi trộm cắp tài sản, cấu thành Tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015”.
Hành vi này đã xâm phạm tới khách thể chung (xâm phạm tới quan hệ xã hội ) được pháp luật bảo vệ, đó là quan hệ sở hữu.
Đối tượng tác động của Tội này là tài sản, trong trường hợp này là chiếc xe máy bị trộm cắp.
Thứ hai, Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 “Bộ luật hình sự 2015” thì Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tuy nhiên, không phải cứ có nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm.
Trường hợp này, cả A, B và C rủ nhau đi trộm cắp tài sản nhà ông X, C đứng ngoài canh cho A và B vào nhà thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Đây là hành vi của 3 cá nhân cố ý thực hiện hành vi trộm cắp trong cùng 1 vụ án, là hành vi phạm tội có tổ chức (đồng phạm ).
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 “Bộ luật hình sự 2015” có quy định:
Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Giữa A, B và C có sự chuẩn bị, câu kết chặt chẽ với nhau trước khi tiến hành thực hiện hành vi phạm tội, phân giao nhiệm vụ cho nhau để đạt được ý chí mong muốn.
Tại Khoản 2 Điều này cũng chỉ rõ, Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm
Trường hợp này, A, B, C cùng rủ nhau thực hiện hành vi phạm tội , tuy nhiên chỉ có A và B là người trực tiếp thực hiện việc trộm cắp tài sản. Do đó, A và B đều là đồng phạm với vai trò là người thực hành để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
C đứng ngoài với chủ ý canh giữ xung quanh, tạo điều kiện cho A và B có thể tiến hành thực hiện hành vi trót lọt. Vì vậy, tuy không trực tiếp tham gia trộm cắp nhưng C vẫn bị truy cứu hình sự với vai trò là đồng phạm, là người giúp sức trong vụ án trộm cắp tài sản này.
Ngoài ra, một trong 3 người A, B, C là người chủ mưu nên hành vi trộm cắp này, sẽ bị truy cứu hình sự là đồng phạm đóng vai trò là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện trộm cắp tài sản đó.
5. Tư vấn giải quyết vụ án trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! tôi có vấn đề cần tư vấn như sau: Khoảng 24 giờ ngày 18/10/2010 Long dùng một đoạn sắt soắn phi 32 dài 48 cm đến tiệm cắt tóc của chị Thơm cậy phá cửa lấy 01 tivi, 01 đầu đĩa, 01 áo da. Sau đó Long mang số tài sản trên bán cho ông Kim, khi đang bán thì bị công an bắt giữ. Khi anh Q là công an đang giữ tay của Long thì Long đã dùng chân đạp ngã anh Q là công an Huyện gây thương tích 10% rồi bỏ chạy thoát. Ba ngày sau Long đầu thú.Tại cơ quan công an Long khai thanh sắt là của ông Tạ cho Long mượn, sau khi gây án đã cất tại khe tường của gia đình Long. Long bị tạm giam từ ngày 19/10/2012. Hội đồng định giá tổng tài sản bị chiếm đoạt là 1.980.000 đồng. Long có 01 tiền án, Bản án số 10/HSST ngày 01/02/2009 về tội trộm cắp tài sản, với mức án 09 tháng tù giam. Vậy xin hỏi luật sư trong vụ án trên, những người nào có thể đến
Luật sư tư vấn:
Theo như nội dung bạn trình bày, cần xác định:
Thứ nhất : Long:
+ Trộm cắp tài sản trị giá 1.980.000 đồng
+ Cố ý gây thương tích công an Huyện khi bị bắt giữ
+ Có tiền án năm 2009 về tội trộm cắp tài sản
Thứ hai: Ông Kim
+ Mua tài sản trộm cắp
Thứ ba: Ông Tạ
+ Cho Long mượn thanh sắt đi cậy cửa trộm cắp tài sản
Giải quyết trường hợp:
Đối với Long:
Theo quy định tại Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015”.
“1.Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Giá trị tài sản trộm cắp dưới 2 triệu tuy nhiên lại có án tích năm 2009 (án 9 tháng tù và lại tiếp tục trộm cắp ngày ngày18/10/2010) nên Long sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Khoản 1 Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015”. Mặt khác chưa được xóa án tích mà tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm như vậy sẽ là một tình tiết tăng nặng theo quy định tại Điều 48 “Bộ luật hình sự 2015”.
Ngoài hành vi trộm cắp Long còn đánh công an Huyện để bỏ trốn, theo quy định tại Theo quy định tại Điều 104, Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”
Hành vi của Long gây thương tích 10% nhưng có tình tiết “k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.” nên Long sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cố ý gây thương tích.
Đối với ông Kim
Mua tài sản trộm cắp, nếu ông Kim biết tài sản là trộm cắp nhưng vẫn mua để tiêu thụ theo Điều 250 “Bộ luật hình sự 2015” ông Kim sẽ chịu mức phạt về hành vi vi phạm như sau:
“Điều 250. Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
1. Người nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp ;
c) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị lớn;
d) Thu lợi bất chính lớn;
đ) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị rất lớn;
b) Thu lợi bất chính rất lớn.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Tài sản, vật phạm pháp có giá trị đặc biệt lớn;
b) Thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”
Đối với ông Tạ
Nếu ông Tạ không có căn cứ chứng minh về biết Long đi trộm cắp và cho Long mượn thanh sắt đi trộm cắp tài sản thì ông Tạ có thể bị truy cưu trách nhiệm hình sự với tư cách là đồng phạm.
6. Ăn trộm xe máy bị xử lý hình sự như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Tôi có em trai ăn trộm một xe máy Wave và bán với giá 4 triệu đồng. Hiện tại đã bị công an bắt. Em trai tôi sinh ngày 14/7/1998. Vậy em trai tôi có thể bị xử lý ra sao? Cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Theo thông tin bạn cung cấp, em trai bạn có hành vi trộm cắp xe máy Wave và bán với giá 4 triệu đồng. Hiện tại đã bị công an bắt.
Căn cứ vào Điều 138 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng”.
Theo quy định này, người nào có hành vi trộm cắp tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên, hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Với trường hợp của em trai bạn, em trai bạn đã có hành vi trộm cắp tài sản là một chiếc xe máy Wave nhưng chưa biết rõ giá trị là bao nhiêu. Dựa vào giá trị tài sản là chiếc xe máy Wave, và hành vi trộm cắp của em trai bạn thì em trai bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009.
Với thông tin bạn cung cấp, em trai bạn sinh ngày 14/7/1998, như vậy em trai bạn đã hơn 16 tuổi. Theo Điều 12 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định:
“Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”.
Như vậy, em trai bạn đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Với hành vi nêu trên của em trai bạn, em trai bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản. Tuy nhiên, vì em trai bạn là người chưa thành niên, vì vậy khi áp dụng khung hình phạt chỉ áp dụng 3/4 khung hình phạt so với khung hình phạt theo pháp luật quy định.
7. Quy định của pháp luật về tội trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi gia đình tôi có nương cây có giấy tờ hợp pháp, vừa rồi trưởng công an xã đã tự ý vào nương nhà tôi chặt 3 cây gỗ to về làm chuồng lợn, mà không hỏi ý kiến gia đình nhà tôi, khi người dân gần đó biết báo với gia đình tôi. Gia đình tôi đã gọi hỏi thì ông công an đó nhận là mình đã chặt. Nhà tôi làm đơn kiện ông ta về tội trộm cắp, các ban ngành có thẩm quyền đã vào tận nương chụp lại hiện trường và xuống tận nhà ông ta chụp và đo lại 3 cây gỗ là có thật, sau một thời gian cơ quan công an lại trả lời với gia đình chúng tôi đó là em gái ông ta chặt. Ba cây đó đã được công an thu hồi đưa về đồn giữ, đến giờ ông ta lại chối trắng trợn và kiện gia đình chúng tôi tội vu khống. Vậy tôi nhờ luật sư giải đáp giúp tôi để tôi và gia đình đòi lại công bằng? Sự việc là có thật. Xin luật sư giúp đỡ, tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009 quy định tội trộm cắp tài sản như sau:
“1.Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiệm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Như vậy, nếu giá trị của 03 cây bị chặt từ 2 triệu đồng trở lên thì người chặt trộm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội trộm căp tài sản theo quy định trên. Khi gia đình bạn là đơn tố cáo tới Cơ quan công an cấp huyện, bạn cung cấp đầy đủ chứng cứ, mời người hàng xóm lên làm chứng cho bạn để chứng minh hành vi vi phạm của người công an này.
Nếu không có đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự thì người này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a) Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản;
… “
Điều 122 “Bộ luật hình sự 2015” quy định tội vu khống như sau:
“1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với nhiều người;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người thi hành công vụ;
e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Theo đó để cấu thành tội vụ khống thì cá nhân phải có hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên, việc bạn tố cáo người trưởng công an xã trộm cắp gỗ của bạn là do những người dân báo với gia đình bạn và tại thời điểm đó người trưởng công xã này thừa nhận là có chặt cây nên bạn mới tố cáo người trưởng công an xã là người trộm cây gỗ nhà bạn, không phải do bạn bịa đặt. Do đó, bạn sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống người khác.
8. Truy cứu trách nhiệm hình sự tội trộm cắp tài sản
Tóm tắt câu hỏi:
Em trai mình có trộm 1 laptop trị giá 5.600.000 triệu đồng. Lần sau nó có rủ bạn đi theo ăn trộm nữa nhưng chưa được thì bị công an bắt. Em mình chưa có tiền án tiền sự đã khắc phục hậu quả và cũng được bên bị hại viết đơn giảm trách nhiệm hình sự. Không biết em mình sẽ bị mức phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi bổ sung 2009 quy định tội trộm cắp tài sản như sau:
“Điều 138. Tội trộm cắp tài sản
1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
đ) Hành hung để tẩu thoát;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.”
Theo quy định trên, đối với hành vi của em bạn, em bạn có trộm 1 laptop trị giá 5.600.000 đồng thì em bạn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm theo quy định tại Khoản 1 Điều 138 “Bộ luật hình sự 2015” sửa đổi, bổ sung 2009.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Điều 46 “Bộ luật hình sự 2015” quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:
“1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;
e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;
k) Phạm tội do lạc hậu;
l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
m) Người phạm tội là người già;
n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
o) Người phạm tội tự thú;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;
r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
…”
Nếu em bạn có các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như trên thì em bạn sẽ được xem xét giảm nhẹ hình phạt.