Giải quyết tranh chấp trong thương mại. Hình thức giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp trong thương mại. Hình thức giải quyết tranh chấp.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Luật sư, xin Luật sư giải đáp cho cháu một thắc mắc là một vụ tranh chấp về thương mại, trong nguyên tắc cơ bản của hợp đồng có ghi rõ nếu xảy ra tranh chấp thì tiến hành thương lượng, hòa giải, nếu không được thì sẽ khởi kiện ra Tòa án, nhưng cụ thể ở đây bên bán đã khởi kiện bên mua ra Tòa án mà chưa tiến hành hòa giải, như vậy có gọi là vi phạm hợp đồng hay không? Và thứ 2 nữa là Toàn án xác nhận là có tranh chấp sẽ đưa ra đó để giải quyết đã thụ lý vụ án và mở phiên xét xử. Cho cháu hỏi là tòa đã căn cứ vào đâu để thụ lý và giải quyết vụ án như vậy? Xin cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa hai bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc.
Thứ nhất, Theo như bạn trình bày, trong hợp đồng thương mại, có điều khoản quy định rõ nếu xảy ra tranh chấp thì tiến hành thương lượng, hòa giải, nếu không được thì sẽ khởi kiện ra Tòa án. Tuy nhiên, bên bán đã khởi kiện bên mua ra Tòa án mà chưa tiến hành thương lượng, hòa giải thì đây là hành vi vi phạm hợp đồng của hai bên.
Thứ hai, Tòa án thụ lý đơn khởi kiện của bên bán:
Căn cứ Điều 317 Luật thương mại 2005 quy định Hình thức giải quyết tranh chấp như sau:
"1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định."
Phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án là sự lựa chọn cuối cùng của các bên khi các phương thức giải quyết tranh chấp khác không đạt hiệu quả.
Hiện nay, Luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định về việc tranh chấp thương mại phải được thương lượng, hòa giải trước sau đó mới được giải quyết tại Tòa án. Do đó, việc thương lượng, hòa giải do hai bên tự thực hiện với nhau, nếu một trong hai bên khởi kiện tới Tòa án thì Tòa án vẫn có thẩm quyền thụ lý giải quyết theo quy định tại Điều 30 Luật thương mại 2005:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”