Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các hộ liên kề ranh giới. Thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các hộ liên kề ranh giới. Thủ tục, trình tự giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Trường hợp tôi có đang tranh chấp đất vơí hộ liền kề với nội dung như sau: Thửa đất hiện tại của gia đình tôi là 745m2 (chích lục hồ sơ địa chính) nay tôi làm đơn xin cấp GCNQSDĐ diện tích đo đạc hiện tại là 607m2. Nguyên nhân là do 2 hộ liền kề đã phối hợp lấn chiếm như sau: người anh lấn qua đất người em, để đất của người em không vượt quá GCNQSDĐ của mình, nên khi kiện tranh chấp gia đình chungs tôi chưa giải quyêt đuơc. Nay tôi muốn hỏi làm sao để tòa có quyết định đo đạc diện tích đất của người anh, và cách giải quyết để trả lại diện tích đất như ban đầu cho gia đình tôi Tôi chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Theo Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 quy định như sau:
“ Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:
a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;
d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;
đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;
e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, có một trong những giấy tờ nêu trên thì có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn nếu gia đình bạn không có bất kỳ giấy tờ nào như trên nhưng đã sử dụng ổn định và lâu dài từ trước năm 1993 mà không có tranh chấp thì sẽ được xem xét để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đất của gia đình bạn bị lấn chiếm là trái quy định của pháp luật nếu bạn chứng minh được phần bị lấn chiếm là phần đất nằm trong diện tích đất đang được sử dụng của gia đình bạn (chứng minh qua sơ đồ bản vẽ nhà ở, sơ đồ địa chính, giấy tờ chứng minh diện tích đất ở có trước đó…) Trong trường hợp của bạn, bạn có trích lục hồ sơ địa chính, nếu chứng mình được đất của gia đình bạn bị lấn chiếm chiếm trái pháp luật thì có thể sẽ được khôi phục lại tình trạng đất ban đầu cho gia đình bạn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Vụ việc của bạn đang được Tòa án thụ lý giải quyết, hiện tại vẫn chưa giải quyết được, nguyên nhân “do 2 hộ liền kề đã phối hợp lấn chiếm như sau: người anh lấn qua đất người em, để đất của người em không vượt quá GCNQSDĐ của mình”. Bạn muốn “hỏi làm sao để tòa có quyết định đo đạc diện tích đất của người anh”. Trong trường hợp này bạn có thể yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ, xin trích lục hồ sơ địa chính của từng thửa đất để đưa ra Tòa làm căn cứ để Tòa xem xét giải quyết“quyết định đo đạc diện tích đất của người anh”.