Giải quyết tranh chấp lối đi chung giữa hai nhà hàng xóm. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
Giải quyết tranh chấp lối đi chung giữa hai nhà hàng xóm. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề.
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Luật Dương Gia, vào năm 2013, nhà tôi và nhà ông Nhi hàng xóm có thỏa thuận làm chung con đường vào đất. Nhà tôi có hai phần đất, nằm xen giữa là đất nhà ông Nhi. Khi làm chung con đường, nhà tôi đồng ý cho ông Nhi sử dụng một phần đất phía ngoài, ông Nhi cho nhà tôi sử dụng một phần đất nhà ông Nhi để làm một con đường đi chung vào phần đất phía trong của nhà tôi và phần đất của ông Nhi. (Ban đầu cả hai phần đất này không có đường đi). Khi làm con đường, ông Nhi có nhận của gia đình tôi một khoảng tiền để làm đường là 5 triệu đồng và có làm một bản cam kết sử dụng con đường này suốt đời (chỉ ông Nhi viết và kí tên, không có xác nhận của địa phương). Vào năm 2016, ông Nhi bán phần đất của mình cho chủ sở hữu khác, bao gồm cả phần đất làm đường (nhà tôi cũng không biết về việc này). Nay chủ sở hữu mới muốn xây bờ tường rào băng qua con đường chung này. Tôi muốn hỏi luật sư, gia đình tôi có đòi quyền sử dụng con đường chung đó được không? Nếu xảy ra tranh chấp hoặc kiện tụng thì gia đình tôi kiện ai (chủ mới hay chủ cũ) với nội dung là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền nhận khiếu nại này?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 275 Bộ luật dân sự 2005 quy định quyền về lối đi qua bất động sản liền kề như sau:
"Điều 275. Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề
1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp ranh giới với các thửa đất liền kề
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo như bạn trình bày, năm 2013, nhà bạn và nhà ông Nhi hàng xóm có thỏa thuận làm chung con đường vào đất, hai gia đình có làm một bản cam kết sử dụng con đường này suốt đời có chữ ký của ông Nhi, không có chữ ký của chính quyền địa phương. Như vậy, đây là lối đi chung của hai gia đình, nay ông Nhi bán đất cho người chủ mới thì người chủ mới phải tiếp tục thực hiện cam kết của ông Nhi trước đó. Nay người chủ đất mới có ý định xây tường rào bao quanh phần lối đi chung này thì gia đình bạn có quyền làm đơn kiến nghị gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đang có đất để yêu cầu giải quyết. Sau khi xã giải quyết mà không đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn thì gia đình bạn có quyền làm đơn gửi tới Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đang có đất để tiếp tục giải quyết.