Hợp đồng phân phối hàng hóa quốc tế chính là sự thỏa thuận giữa người bán và người mua, trong đó người bán giao cho người mua các quyền kinh doanh một loại hàng hóa nhất định ở trong một phạm vi lãnh thổ xác định. Vậy giải quyết tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hóa quốc tế được thực hiện thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giải quyết tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế:
Hợp đồng phân phối hàng hóa quốc tế chính là sự thỏa thuận giữa người bán (là nhà sản xuất) và người mua (là nhà phân phối), trong đó người bán giao cho người mua các quyền kinh doanh một loại hàng hóa nhất định ở trong một phạm vi lãnh thổ xác định. Như vậy, sau khi đã nhập hàng từ nhà sản xuất, nhà phân phối sẽ nhân danh chính mình bán lại mặt hàng hóa đó trong phạm vi hợp đồng dài hạn đã được ký kết giữa nhà phân phối và nhà sản xuất. Lúc này thì nhà phân phối sẽ là chủ sở hữu của hàng hóa, chịu trách nhiệm về mọi rủi ro đối với hàng hóa đó.
Thông thường, khi ký kết hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế thì nội dung trong hợp đồng phân phối hàng hóa quốc tế sẽ có điều khoản về phương thức giải quyết tranh chấp, vì thế khi có tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế giữa các bên thì sẽ ưu tiên giải quyết tranh chấp hợp đồng theo phương thức hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế mà các bên có thể lựa chọn bao gồm có thương lượng, hòa giải, trọng tài hoặc tòa án. Nếu các bên không có thỏa thuận về phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế thì sẽ giải quyết theo phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền.
2. Các phương thức giải quyết tranh chấp cụ thể về hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế:
Các phương thức giải quyết tranh chấp cụ thể về hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế bao gồm:
2.1. Thương lượng:
– Thương lượng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên trong giao dịch tự nguyện bàn bạc, thỏa thuận, tự dàn xếp, tháo gỡ các bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào.
– Quá trình thương lượng giữa các bên sẽ không chịu sự ràng buộc của quy định pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết.
– Kết quả thương lượng trong giải quyết tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của mỗi bên tranh chấp mà không có bất kỳ một cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với thỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng.
2.2. Hòa giải thương mại:
– Hình thức hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải. Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 của
– Tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế được giải quyết bằng hòa giải thương mại nếu như các bên có thỏa thuận hòa giải. Các bên có thể thực hiện thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế bằng hòa giải trước, sau khi xảy ra tranh chấp hoặc tại bất cứ thời điểm nào của quá trình giải quyết tranh chấp.
– Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế bằng hòa giải thương mại phải đảm bảo được các nguyên tắc sau:
+ Các bên tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
+ Các thông tin liên quan đến vụ việc hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp là các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội, không có nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba.
– Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải tranh chấp thương mại hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế được quy định tại Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, cụ thể như sau:
– Các bên trong hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế có quyền lựa chọn quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải hoặc các bên trong hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên trong hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải thì hòa giải viên thương mại sẽ thực hiện tiến hành hòa giải theo trình tự, thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với các tình tiết vụ việc, nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.
– Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo như thỏa thuận của các bên.
– Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thương mại sẽ đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
– Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên hoặc là sẽ theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.
2.3. Trọng tài thương mại:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định trọng tài thương mại chính là phương thức giải quyết tranh chấp (hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế) do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010. Căn cứ Điều 5 của Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về các điều kiện giải quyết tranh chấp bằng trọng tài (hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế) như sau:
– Tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế.
– Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc người đó mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc là đối với người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
– Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, tổ chức bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc là chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài bao gồm:
– Trọng tài viên phải tôn trọng thỏa thuận của các bên trong hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
– Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo đúng quy định của pháp luật.
– Các bên tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo những điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
– Giải quyết tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Phán quyết trọng tài chính là chung thẩm.
Thủ tục tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện và bản tự bảo vệ
Đơn khởi kiện sẽ do nguyên đơn nộp cho Trung tâm trọng tài còn bản tự bảo vệ là do bị đơn nộp cho Trung tâm trọng tài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo.
Bước 2: Thành lập hội đồng trọng tài
-Thành lập Hội đồng trọng tài tại Trung tâm trọng tài
– Thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc
Bước 3: Phiên họp giải quyết tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế
– Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có các quy định khác, thời gian và địa điểm mở phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.
– Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có các quy định khác, giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được gửi cho các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiên họp.
Bước 4: Phán quyết trọng tài
– Hội đồng trọng tài ra phán quyết trọng tài bằng cách là biểu quyết theo nguyên tắc đa số.
– Trường hợp biểu quyết không đạt được đa số thì phán quyết trọng tài sẽ được lập theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng trọng tài.
2.4. Khởi kiện tại Tóa án:
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế đó chính là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, đặt trụ sở (nếu hai bên trong tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế có thỏa thuận lựa chọn tòa án nơi nguyên đơn cư trú thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận đó). Các bước thực hiện khởi kiện tại tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng phân phối hàng hoá quốc tế như sau:
Bước 1: nộp đơn khởi kiện.
Bước 2: Tòa án nhận và xử lý đơn khởi kiện.
Bước 3: Thụ lý vụ án.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử.
Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại;
– Luật Trọng tài thương mại 2010;
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.