Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp không còn xa lạ, Vậy giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng thông qua Trọng tài được quy định cụ thể như nào?
Mục lục bài viết
1. Giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng bằng Trọng tài
1.1. Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được hiểu như thế nào?
Trọng tài là một trong những hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên với tư cách là một bên thứ ba độc lập để chấm dứt các mâu thuẫn bằng việc đưa ra phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.
Trọng tài thương mại là một loại hình tổ chức phi Chính phủ, hoạt động theo quy định của pháp luật và quy chế của trọng tài. Các phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm và không thể kháng cáo trước bất kỳ các cơ quan hoặc tổ chức nào khác. Quyết định này cũng có giá trị pháp lý ràng buộc đối với các bên thỏa thuận, trọng tài được pháp luật bảo đảm thực thi. Tuy nhiên, hình thức giải quyết tranh chấp này thường có mức chi phí tương đối cao.
1.2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại trong tranh chấp với người tiêu dùng:
Căn cứ theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp bao gồm tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, tranh chấp phát sinh giữa các bên, trong đó có ít nhất một trong các bên thực hiện các hoạt động thương mại, tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài.
Như vậy, đối với tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật trọng tài thương mại năm 2010. Ngoài ra, tại điều 18 Luật trọng tài thương mại năm 2010 cũng đã giới hạn những tình huống mà thỏa thuận trọng tài sẽ bị vô hiệu từ đó giúp hạn chế các tình trạng không có cơ quan nào giải quyết tranh chấp để giảm bớt các tình trạng thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu. Bên cạnh đó, Luật Trọng tài thương mại cũng đã nâng cao vị thế của trọng tài tại quy định Điều 47, 48, 49, 50 và hạn chế các trường hợp phán quyết của trọng tài bị tòa án tuyên hủy đồng thời xác định mối quan hệ giữa trọng tài và tòa án trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Và căn cứ theo quy định tại Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2018 ghi nhận về phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân qua trọng tài thương mại tại mục 3 chương 4, cụ thể:
Căn cứ quy định tại điều 38 Luật Bảo vệ người tiêu dùng về hiệu lực của điều khoản trọng tài theo đó, các chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ sẽ phải thông báo về các điều khoản trọng tài trước khi thực hiện việc giao kết hợp đồng và được người tiêu dùng chấp thuận. Nếu như điều khoản trọng tài đó do chủ thể thực hiện việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã đưa vào nội dung hợp đồng theo mẫu hoặc các điều kiện giao dịch chung thì trong trường hợp xảy ra tranh chấp người tiêu dùng sẽ có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác.
Quy định này được đặt ra để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng do người tiêu dùng thông thường là những người sẽ thiếu hiểu biết, thiếu thông tin và thường bị thương nhân lạm dụng để đưa vào các điều khoản bất lợi trong hợp đồng hay các quy tắc định sẵn. Các quy định về trách nhiệm thông báo các điều khoản về trọng tài.Hoặc quyền lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp khác khi điều khoản trọng tài tài tồn tại sẵn trong hợp đồng để đảm bảo quyền tự định đoạt của người tiêu dùng.
1.3. Nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng thông qua trọng tài:
Đối với nghĩa vụ chứng minh trong giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng thông qua trọng tài sẽ được thực hiện giống như vụ chứng minh trong vụ án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng. Như vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì người tiêu dùng sẽ có nghĩa vụ cung cấp các tài liệu chứng cứ chứng minh trong vụ án dân sự theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự tuy nhiên người tiêu dùng sẽ không phải chứng minh lỗi của thương nhân thương nhân sẽ có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại đối với người tiêu dùng.
2. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng thông qua trọng tài:
Nhìn chung thủ tục để giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với chủ thể sản xuất kinh doanh được thực hiện theo quy định của pháp luật về trọng tài thương mại. Do đó, căn cứ theo quy định của
Bước 1: Người khởi kiện phải kiện gửi đơn khởi kiện.
Theo quy định tại Điều 3 Luật trọng tài thương mại tồn tại 2 hình thức trọng tài là: trọng tài vụ việc và trọng tài quy chế. Trong đó, trọng tài quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một trung tâm trọng tài theo quy định của Luật trọng tài thương mại và các quy tắc tố tụng của trung tâm trọng tài đó. Còn đối với trọng tài vụ việc, đây là một hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật trọng tài thương mại và các trình tự thủ tục sẽ do các bên tự thỏa thuận với nhau.
Như vậy, trong trường hợp các bên lựa chọn trọng tài vụ việc để giải quyết thì nguyên đơn sẽ phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn. Nếu giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài thì nguyên đơn khởi kiện sẽ gửi đến trung tâm trọng tài đơn khởi kiện, nội dung của đơn khởi kiện sẽ tuân thủ theo quy định tại khoản 2, Điều 30 Luật trọng tài thương mại trong đó thỏa thuận về trọng tài là yêu cầu bắt buộc kèm theo trong đơn khởi kiện để xác định thẩm quyền của trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân.
Cần lưu ý: thời hiệu khởi kiện theo thủ tục trọng tài là 2 năm kể từ ngày người tiêu dùng biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo thì trung tâm trọng tài sẽ phải có trách nhiệm thông báo và gửi cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện của nguyên đơn và những tài liệu có liên quan. Bị đơn sẽ có quyền thực hiện lại nguyên đơn đã gửi đơn kiện tại trung tâm trọng tài cùng thời điểm nộp bản tự bảo vệ.
Bước 2: Thành lập hội đồng trọng tài Hội đồng trọng tài
Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều trọng tài viên tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không có thoả thuận về số lượng trọng tài thì hội đồng trọng tài sẽ bao gồm 03 trọng tài viên theo quy định tại Điều 49 Luật trọng tài thương mại năm 2010
Bước 03: Giai đoạn chuẩn bị
Trước khi phiên họp để giải quyết tranh chấp với người tiêu dùng thì hội đồng trọng tài sẽ tiến hành một số công việc được quy định tại Luật trọng tài thương mại như việc xác minh sự việc, thu thập chứng cứ, triệu tập người làm chứng, áp dụng các biện pháp cần gấp tạm thời,…
Bước 04: Tiến hành mở phiên họp giải quyết tranh chấp và đưa ra phán quyết trọng tài
Trừ các trường hợp mà các bên có thỏa thuận khác thì phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành một cách công khai. Các bên có thể trực tiếp đến tham dự hoặc ủy quyền cho một người đại diện hợp pháp tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp. Các bên cũng có thể mời những người làm chứng và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tham gia cùng.
Trình tự thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp sẽ được áp dụng theo các quy tắc tố tụng trọng tài của trung tâm trọng tài quy định riêng, đối với trọng tài vụ việc thì sẽ do các bên thỏa thuận về tính tự thủ tục.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2018
Luật Trọng tài thương mại năm 2010.