Đòi lại đất người vượt biên bỏ lại là một trong những vụ án về tranh chấp đất đai có tính chất tướng đối phức tạp hiện nay. Vậy giải quyết tranh chấp đòi lại nhà đất người vượt biên bỏ lại như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giải quyết tranh chấp đòi lại nhà đất người vượt biên bỏ lại:
1.1. Quy định của pháp luật về người có đất nhưng không sử dụng đất:
Trước khi có Hiến pháp 1992 và Luật Đất đai 1993 thì có giai đoạn nhà nước cấm công dân thực hiện mua, bán, cho thuê, lấn, chiếm đất, phát canh thu tô dưới mọi hình thức. Do đó, những giao dịch mua, bán, cho thuê, cầm cố đất ở thời điểm này về nguyên tắc sẽ đều bị coi là vô hiệu. Trong giai đoạn trước 1980 và sau 1980, nhà nước có nhiều những văn bản ghi rõ người có đất không sử dụng đất trong vòng 06 tháng liền mà không được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép thì nhà nước sẽ có thể thu hồi một phần hoặc toàn bộ đất, vấn đề này được thể hiện rõ tại khoản 5 Điều 14 Luật Đất đai 1987: “Nhà nước thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất đã giao sử dụng trong các trường hợp người sử dụng đất không sử dụng đất được giao 06 tháng liền mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất đó cho phép”.
Điều đó thể hiện quan điểm, chủ trương của nhà nước đối với những trường hợp người có đất nhưng không sử dụng đất. Vì vậy, nếu như đất tranh chấp đã được một bên sử dụng trước hoặc trong thời gian mà Luật Đất đai 1987 có hiệu lực và một thời gian dài không có tranh chấp, nay chủ đất cũ lại đòi đất thì phải xem xét kỹ đến quyền lợi của người lao động trực tiếp quản lý, canh tác, sử dụng phần đất liên tục trong một thời gian dài.
Chính vì thế, đối với trường hợp đòi lại nhà đất người vượt biên bỏ lại phải xem xét từng khía cạnh như:
– Thời gian sử dụng đất của người vượt biên bỏ lại và của người hiện đang sử dụng;
– Nguồn gốc đất từ đâu mà có (do người vượt biên bỏ lại sau khi khai hoang hay mua bán nhưng không sử dụng hoặc do được nhà nước, các chế độ cũ giao đất,…);
– Công sức đóng góp cải tạo đất của người đang sử dụng đất,…
1.2. Giải quyết tranh chấp đòi lại nhà đất người vượt biên bỏ lại:
Các trường tranh chấp đòi lại nhà đất người vượt biên bỏ lại với người hiện đang sử dụng đất:
– Trong trường hợp đất của người vượt biên bỏ lại không kê khai, không đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính, không thực hiện các quyền quản lý, sử dụng của mình; còn người đang sử dụng đất mà người vượt biên bỏ lại đã kê khai, đăng ký và được đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc trong sổ địa chính và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng các trình tự, thủ tục về việc kê khai, đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là có đủ căn cứ pháp luật, thực hiện đúng theo quy định của Luật Đất đai 1987, 1993 và 2003 2013 và các văn bản pháp luật khác có liên quan
– Trường hợp cả hai bên (chủ đất là người vượt biên bỏ lại và người sử dụng đất người vượt biên bỏ lại) đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng các quy định tại Luật Đất đai 1987 hoặc 1993 (cấp trùng nhau) nay các bên tranh chấp quyền sử dụng đất.
Trường hợp chưa bên nào được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng trong quá trình sử dụng đất người vượt biên bỏ lại, người sử dụng đất có thực hiện kê khai, được đứng tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính và họ đang quản lý, sử dụng đất đó liên tục từ khi có
2. Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp đòi lại nhà đất người vượt biên bỏ lại:
2.1. Khởi kiện hủy sổ đỏ:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp đơn khởi kiện
– Hồ sơ khởi kiện:
+ Đơn khởi kiện (đơn khởi kiện theo Mẫu số 01-HC được ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP).
+ Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện (người vượt biên bỏ lại đất) bị xâm phạm (trong trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện – người vượt biên bỏ lại đất không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn thì họ sẽ phải nộp các tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh về quyền, lợi ích hợp pháp mà người khởi kiện bị xâm phạm.
+ Căn cước công dân của người khởi kiện/người bị kiện.
– Xác định thẩm quyền: Tòa có thẩm quyền giải quyết khởi kiện hủy sổ đỏ đất người vượt biên bỏ lại là Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất vì:
+ UBND cấp huyện có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Chính vì thế, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính là quyết định hành chính do UBND cấp huyện ban hành.
+ Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện các quyết định hành chính của UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện ở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.
– Phương thức nộp đơn: người khởi kiện hủy sổ đỏ đất người vượt biên bỏ lại gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền bằng một trong các phương thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án.
+ Gửi qua dịch vụ bưu chính.
+ Gửi trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa (nếu có).
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý
Người khởi kiện hủy sổ đỏ đất người vượt biên bỏ lại nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa án để ghi vào sổ thụ lý.
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
– Thời hạn chuẩn bị xét xử là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án hủy sổ đỏ đất người vượt biên bỏ lại;
– Vụ án hủy sổ đỏ đất người vượt biên bỏ lại phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án có thể ra quyết định gia hạn thêm thời gian chuẩn bị xét xử 01 lần nhưng không quá 02 tháng.
Bước 4: Xét xử.
2.2. Khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất:
Bước 1: Hòa giải tại xã/phường nơi có đất tranh chấp (nơi có đất người vượt biên bỏ lại)
Theo khoản 2 Điều 202 Luật Đất đai 2013 khi mà các bên có tranh chấp về quyền sử dụng đất người vượt biên bỏ lại mà không tự hòa giải được thì phải gửi đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất người vượt biên bỏ lại để làm thủ tục hòa giải. Và đây cũng là bước bắt buộc trước khi khởi kiện ra tòa án nhân dân giải quyết.
Hòa giải tranh chấp đất đai với đất người vượt biên bỏ lại ở Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Hòa giải thành (kết thúc tranh chấp đất đai người vượt biên bỏ lại)
+ Nếu có thay đổi người sử dụng đất người vượt biên bỏ lại thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường trình đến Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi người sử dụng đất người vượt biên bỏ lại và cấp mới sổ đỏ.
– Trường hợp 2: Hòa giải không thành
Hòa giải tranh chấp đất người vượt biên bỏ lại không thành nếu muốn giải quyết việc tranh chấp thì theo 02 hướng sau:
+ Tranh chấp đất đai người vượt biên bỏ lại mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì do Tòa án nhân dân giải quyết.
+ Tranh chấp đất đai người vượt biên bỏ lại mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức sau để giải quyết:
Cách 1: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất người vượt biên bỏ lại tại Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh.
Cách 2. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
– Đơn khởi kiện tranh chấp.
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất người vượt biên bỏ lại.
– Biên bản hòa giải có chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
– Căn cước công dân của người khởi kiện/người bị kiện
– Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất người vượt biên bỏ lại.
Bước 3: Nộp đơn khởi kiện
– Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp (nơi có đất người vượt biên bỏ lại).
– Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau:
+ Nộp trực tiếp tại Tòa án;
+ Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
+ Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Bước 4: Thụ lý vụ án
Tòa án thông báo cho đương sự (người khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất người vượt biên bỏ lại) biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất người vượt biên bỏ lại nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
Tòa án thụ lý đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất người vượt biên bỏ lại kể từ khi nhận được biên lai này.
Bước 5: chuẩn bị xét xử
04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất người vượt biên bỏ lại
Đối với vụ án giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất người vượt biên bỏ lại phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể ra quyết định gia hạn thêm thời hạn để chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng.
Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất người vượt biên bỏ lại ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật tố tụng dân sự 2015;
– Luật Tố tụng hành chính 2015.