Đất cơ sở tôn giáo là một trong những loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai 2013. Dưới đây là bài phân tích về cách giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo.
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp tranh chấp đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 159
Thực tế, với loại đất này, Nhà nước sẽ chịu trách nhiệm quản lý. Còn các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai với đất cơ sở tôn giáo ít xảy ra. Ít xảy ra, song vẫn có. Các trường hợp tranh chấp đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo trong thực tiễn là:
1.1. Tranh chấp đất đai đối với các loại đất có nguồn gốc tôn giáo:
Loại đất có nguồn gốc tôn giáo là đất có các công trình tôn giáo đã từng được xây dựng và có hoạt động tôn giáo ở trên diện tích đó nhưng vì nhiều nguyên nhân nên hiện không còn sử dụng mảnh đất đó nữa. Sau một khoảng thời gian không sử dụng, do tác động của điều kiện tự nhiên, đất có nguồn gốc tôn giáo dần có sự biến đổi. Lúc này, người dân tiến hành khai hoang và sử dụng, và xem đất đó thuộc quyền sử dụng của mình. Khi Nhà nước thu hồi lại đất có nguồn gốc tôn giáo, sẽ phát sinh ra ý chí không đồng tình của người dân. Đây được xem là trường hợp tranh chấp đất đai đối với các loại đất có nguồn gốc tôn giáo.
1.2. Tranh chấp đất cơ sở tôn giáo do vi phạm pháp luật về đất đai:
Đối với trường hợp này, khi đất cơ sở tôn giáo phục vụ cho mục đích tôn giáo, nhưng người dân vẫn thực hiện những hành động mang tính tác động, ảnh hưởng đến mục đích sử dụng của đất cơ sở tôn giáo.
2. Giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo:
2.1. Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo:
– Bước 1: Hòa giải tranh chấp đất cơ sở tôn giáo tại Ủy ban nhân dân xã, phường nơi có miếng đất.
Cơ sở tôn giáo và cá nhân, hộ gia đình xảy ra tranh chấp đất đai sẽ làm đơn xin hòa giải tranh chấp đất đai lên Ủy ban nhân dân xã, phường nơi có miếng đất.
Ủy ban nhân dân xã, phường sẽ tiến hành hòa giải và đưa ra kết luận hòa giải thành hay không thành.
– Bước 2: Khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi có miếng đất.
Trong trường hợp hòa giải không thành, chủ thể xảy ra tranh chấp sẽ nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất cơ sở tôn giáo lên Tòa án nhân dân cấp quận huyện.
Lúc này, Tòa án sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp cho các bên.
– Bước 3: Thi hành bản án giải quyết tranh chấp đất đai.
Khi khởi kiện ra Tòa, Tòa án sẽ là bộ phận trung gian, giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo của các bên.Các bên có nghĩa vụ thi hành theo bản án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Trên đây là thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo theo quy định của pháp luật.
2.2. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……(1), ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Toà án nhân dân (2)……
Người khởi kiện: (3)
Địa chỉ: (4)
Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: ……(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ………… (nếu có)
Người bị kiện: (5)
Địa chỉ (6)
Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: …(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử…….. (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)
Địa chỉ: (8)
Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: ……(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử :……(nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)
Địa chỉ: (10)
Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: …….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ..…… (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)
Người làm chứng (nếu có) (12)
Địa chỉ: (13)
Số điện thoại: ……(nếu có); số fax: ….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……… (nếu có).
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)
1…………
2………..
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15)
Người khởi kiện (16)
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn sử dụng mẫu số 23-DS:
(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).
(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.
(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên; đối với trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện. Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).
(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).
(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).
(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.
(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao hợp đồng mua bán nhà, bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, …).
(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; trường hợp người khởi kiện là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp đó phải ký tên điểm chỉ; trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện. Nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó. Trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo:
– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo của Ủy ban nhân dân xã, phường nơi có miếng đất.
Ủy ban nhân dân xã, phường có thẩm quyền hòa giải tranh chấp cho các bên. Theo đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền này sẽ đưa ra các căn cứ xác minh tính đúng sai, quyền hạn của các bên đối với đất đai. Đây cũng là cơ quan chịu trách nhiệm xác nhận và kết quả hòa giải thành hay không thành.
– Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi có miếng đất.
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến cơ sở tôn giáo do người dân gửi lên.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Luật đất đai 2013.