Giải quyết tranh chấp đất đai khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.
Giải quyết tranh chấp đất đai khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, mong luật sư tư vấn cho tôi trường hợp này: Gia đình ông tôi và hàng xóm mỗi người đều có quyền sử dụng thửa đất diện tích 100m2, ở giữa phần đất của 2 gia đình là 1 thửa đất bỏ hoang có diện tích 100m2. Từ năm 1970 đến năm 1990, 2 gia đình sử dụng chung để trồng rau và khai thác, chăm sóc cùng nhau. Đến năm 1991, 2 gia đình quyết định phân tách thửa đất trồng rau này làm 2 và xây một bức tường làm ranh giới. Năm 2010, gia đình tôi được cấp giấy chứng nhận với diện tích là 150m2; đến năm 2016, gia đình tôi xây lại nhà trên toàn bộ diện tích này thì phát hiện thực tế diện tích đất chỉ có 130m2. Vì vậy khi xây nhà gia đình tôi đập bức tường ngăn và xây lấn sang so với bức tường cũ để đủ diện tích 150m2 làm phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa hai gia đình. Cho tôi hỏi gia đình tôi có quyền đòi 20m2 còn thiếu so với giấy chứng nhận đã được cấp không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015;
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định của Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được hiều là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Theo đó, diện tích ghi nhận trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là diện tích mà gia đình bạn được sử dụng hợp pháp. Theo đó, khi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích là 150m2, tức gia đình bạn được Nhà nước thừa nhận quyền sử dụng đất với diện tích ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tuy nhiên, trên thực tế diện tích sử dụng đất của gia đình bạn đang bị thiếu so với diện tích 150m2 được ghi nhận trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc này cần xem xét lại quá trình cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất ban đầu năm 2010 của Cơ quan có thẩm quyền là phù hợp hay chưa?
+ Trong trường hợp năm 2010, Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị sai về diện tích sử dụng đất thì theo điểm d khoản 2 Điều 106 Luật Đất đai 2013 sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Trường hợp việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là phù hợp với quy định của pháp luật, phần diện tích 20m2 còn thiếu thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình bạn thì bạn có quyền đòi lại thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.
Tranh chấp đất đai được hiểu là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Khi xảy ra tranh chấp về đất đai, thẩm quyền giải quyết tranh chấp được quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013. Cụ thể, gia đình bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân sau khi tranh chấp đã được hòa giải tải Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về tranh chấp đất đai: 1900.6568
Theo đó, để giải quyết tranh chấp gia đình bạn cần nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất để tiến hành thủ tục hòa giải theo thủ tục được quy định tại Điều 88
Tranh chấp đất đai thuộc các tranh chấp dân sự theo quy định tại Điều 26 Luật Tố tụng Dân sự 2015, do đó theo quy định của Điều 35, Điều 39 Luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.