Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài? Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai? Hội đồng trọng tài xét xử không công khai?
Khi có tranh chấp xảy ra nếu hai bên không tự mình thỏa thuận giải quyết tranh chấp được thì sẽ nhờ đến cơ quan nhà nước giải quyết trong các trường hợp có các giấy tờ chứng min. Việc giải quyết bằng con đường tố tụng đang được công dân sử dụng rất nhiều hoặc là bằng Tòa án hoặc là bằng Trọng tài; ngày nay giải quyết bằng tố tụng Trọng tài đang được áp dụng rất nhiều? Vậy điều kiện để giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là gì?
Luật sư
1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Căn cứ theo
“Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.”
– Nguyên tắc tôn trọng thỏa thuận các bên: nguyên tắc này đã thể hiện sự tôn trọng của trọng tài viên đối với các bên tranh chấp về phạm vi thỏa thuận trọng tài và quyền, nghĩa vụ của các bên. Với việc đề cao thỏa thuận của các bên là mục tiêu hàng đầu trong giải quyết tranh chấp thương mại nhằm tìm ra phương hướng giải quyết tốt nhất mà vẫn đảm bảo lợi ích của các bên không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, sự thỏa thuận của các bên phải không vị phạm điều cấm hay trái đạo đức xã hội thì mới được chấp nhận.
– Nguyên tắc thứ hai, trọng tài viên trong việc giải quyết tranh chấp thương mại đóng vai trò như thẩm phán để đưa ra quyết định khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật. Vì vậy, trọng tài viên phải có vai trò độc lập với các bên tranh chấp, không được là người có quyền, lợi ích liên quan đến bất kỳ bên tranh chấp nào. Điều này đảm bảo được sự công bằng khi giải quyết tranh chấp, để đưa ra một quyết định ổn thỏa nhất.
– Nguyên tắc thứ ba là về sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp. Các bên có quyền và nghĩa vụ như nhau, không hề có tính chất thiên vị bất kỳ bên nào giống như hình thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Điều này cho thấy việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài thương mại cũng vẫn đảm bảo sự công bằng như tại Tòa án.
– Nguyên tắc thứ tư, việc giải quyết tranh chấp không công khai. Đây là điểm đặc biệt của hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài thương mại. Nếu giải quyết tại Tòa án thì phiên tòa giải quyết vụ việc này sẽ là công khai, bất kỳ ai cũng có thể tới tham dự được. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín thậm chí là đời sống riêng tư của các bên tranh chấp. Chưa kể đến việc những chứng cứ thu thập được để mang ra xét xử có thể là bí mật kinh doanh của các bên liên quan trực tiếp đến lợi ích của các bên. Vì vậy việc giải quyết tranh chấp thương mại không công khai là điều cần thiết cho lợi ích của các bên tham gia tranh chấp.
– Nguyên tắc thứ năm là nguyên tắc của phương thức giải quyết bằng trọng tài thương mại.: đó là phán quyết của trọng tài viên là chung thẩm. Nghĩa là phán quyết không thể bị kháng cáo để xét xử lại bởi bất kỳ một trọng tài hay một Tòa án nào khác. Điều có thể làm chỉ là thực hiện theo phán quyết đó hoặc không đồng ý thì một bên yêu cầu Tòa án hủy phán quyết đó mà thôi. Nguyên tắc này khiến cho việc giải quyết tranh chấp nhanh gọn hơn thay vì việc ra một quyết định rồi một bên không vừa ý thì lại kháng cáo để xử lại, điều này rất tốn thời gian và công sức. Đồng thời, nguyên tắc này cũng áp đặt lên các bên tranh chấp việc buộc phải chấp nhận phán quyết của Trọng tài viên.
Như vậy, dựa trên các nguyên tắc trên chúng ta có thể thấy việc giải quyết tranh chấp thương mại được tiến hành nhanh gọn, tiết kiệm thời gian công sức của các bên mà vẫn đảm bảo được lợi ích của các bên không kém gì giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
2. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai
Theo pháp luật quy định thì để được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì phải đáp ứng điều kiện sau:
– Tranh chấp giữa hai bên sẽ được giải quyết bằng Trọng tài khi các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được các bên lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
– Trong trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
– Điều kiện áp dụng, về nguyên tắc, trọng tài không có thẩm quyền đương nhiên đối với các vụ việc tranh chấp cụ thể, mà chỉ có thẩm quyền khi các bên đương sự thỏa thuận đưa tranh chấp ra giải quyết trước trọng tài, đồng thời tranh chấp này phải nằm trong phạm vi các tranh chấp được pháp luật cho phép giải quyết bằng trọng tài.
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Nguyên tắc này xuất phát từ tính đặc thù của hoạt động kinh doanh.
Trong các trường tự do cạnh tranh, việc bảo vệ các bí mật trong sản xuất kinh doanh và giữ uy tín cho các doanh nghiệp trên thương trường là một trong những vấn đề sống còn của các nhà kinh doanh, góp phần tạo ra sức mạnh cho các doanh nghiệp có thể dành thắng lợi trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt để tồn tại và phát triển. Vì vậy, nếu quá trình tham gia kinh doanh mà phát sinh tranh chấp các nhà kinh doanh đều muốn tiến hành việc giải quyết kinh doanh một cách kín đáo không ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, uy tín của các nhà kinh doanh mà vẫn đảm bảo giữ được bí mật kinh doanh của mình. Do đó, nguyên tắc xét xử công khai trong giải quyết kinh doanh không chỉ được quy định cụ thể mà còn được cụ thể hóa trong hầu hết các Quy tắc tố tụng của các trung tâm trọng tài.
Theo quy định này, các buổi xét xử trọng tài chỉ gồm các trọng tài viên, các đương sự và những người liên quan đến vụ tranh chấp. Những người không có trách nhiệm hoặc không liên quan đến vụ tranh chấp không được có mặt. Trọng tài viên có nghĩa vụ giữ bí mật nội dung tranh chấp mà mình biết đồng thời có quyền: từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp. Quyết định trọng tài cũng như các căn cứ để trọng tài ra phán quyết sẽ không được công bố công khai nếu các bên đương sự không có yêu cầu
Có thể nói, đây là nguyên tắc có ưu thế nổi bật của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với tòa án. Nếu như ở trọng tài nguyên tắc xét xử kín bảo đảm tối đa cho các bên đương sự giữ được uy tín, bí mật kinh doanh của mình thì tòa án lại có nguyên tắc ngược lại – nguyên tắc “xét xử công khai”. Phải chăng cũng nhờ nguyên tắc này mà các thương nhân thường lựa chọn phương thức trọng tài chứ không phải tòa án mặc dù giải quyết ở tòa án có những ưu điểm, thuận lợi mà trọng tài không có.
3. Hội đồng trọng tài xét xử không công khai
Đây là một điểm khác biệt cơ bản giữa tố tụng trọng tài so với tố tụng tại Tòa án. Theo
Việc chấp thuận hay không, xác định đây có phải là yêu cầu chính đang hay không còn phụ thuộc vào quyết định của Tòa. Thậm chí, dù đã được xác định thuộc trường hợp xét xử kín, nhưng khi tuyên án, Hội đồng xét xử vẫn có thể tuyên công khai phần mở đầu và phần quyết định của bản án.
Trong khi đó, Luật Trọng tài thương mại 2010 ghi nhận rõ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài được tiến hành không công khai và chỉ thừa nhận ngoại lệ khi các bên có thỏa thuận khác đi. Trọng tài viên tham gia có nghĩa vụ giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Việc bảo mật nội dung vụ việc là nguyên tắc cơ bản của quá trình tố tụng trọng tài và mặc nhiên được áp dụng.
Trong một vụ việc được giải quyết bằng phương thức trọng tài, trước khi vào phiên họp giải quyết tranh chấp, thư ký của Trung tâm trọng tài cũng phải kiểm tra rất kỹ về phạm vi những người được tham dự phiên họp. Chỉ những người được các bên đăng ký và những người có nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến việc giải quyết tranh chấp mới được phép vào phiên họp.
Theo đó, các đặc điểm này của thủ tục tố tụng trọng tài cực kỳ thích hợp với những vụ tranh chấp liên quan đến các thông tin mật của doanh nghiệp, thông tin về việc kinh doanh, cũng như nhu cầu hạn chế mức độ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp có thể phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp.