Phía xã cũng đã gọi điện yêu cầu họ( bên mua) trình diện để giải quyết, họ đồng ý nhưng đã 2 lần họ không xuống gặp để hòa giải. Vậy sự việc nhà e như thể nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào anh/chị luật sư! Bố mẹ nhà em có 1 miếng đất ở đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Do điều kiện kinh tế nên nhà em có tách ra bán cho người khác 1 nửa phía trước, còn nhà em ở một nửa phía sau( vì đất có 2 mặt tiền). Sau khi làm thủ tục tách sổ cho họ, họ xin nhà em cho họ mượn lối đi là 2m ngang dài 16m ở phía sát ranh giới giữa 2 nhà để họ làm lối đi cho gia súc ra vào, bố mẹ em đã đồng ý. Sau 1 thời gian, họ tiến hành xây tường rào bao phủ cả phần đất 2m nhà em cho mượn làm lối đi ấy, thấy vậy nên bố mẹ em đã quyết định lấy lại phần đất ấy vì thấy họ có dấu hiệu muốn tranh chấp . Sau khi tiến hành thương lương thì họ xin nhà em bán lại cho họ phần đất đó( ngang 2m, dài 16m), vì tình làng xóm với lại không muốn làm khó cho họ nên bố mẹ em đồng ý bán lại cho họ với giá 20 triệu, khi bán thì 2 bên không ra làm thủ tục công chứng vì họ cũng không có yêu cầu mà 2 bên chỉ có viết giấy mua bán tay mà không qua công chứng. sau đó nhà em có mời địa chính của xã lên để đo đạc và làm thủ tục tách thửa bán 2m cho họ. Địa chính cũng đo từ phần ranh giới cũ sang 2m x 16m( phần lối đi mà họ xin) trước mặt nhà em và nhà họ. Đến khi 2 bên nhận sổ mới thì phát hiện là phần đất nhà em bị tách bán cho họ là 4m ngang x dài 16m chứ không phải là 2mx16m như thỏa thuận. Bố em đã gặp trực tiếp bên Địa chính để hỏi sư việc thì được địa chính giải đáp là họ( bên mua) sau khi đo đạc xong họ đã xuống xã gặp địa chính nói là họ mua thêm 2mx ngang 16m, còn phần đường đi 2m là nhà em cho họ nên địa chính dựa vào đó để tách thửa chứ không hề biết là nhà em chỉ bán phần đường đi. Bố em đã làm đơn khiếu nại gửi lên xã để yêu cầu giải quyết, phía xã cũng đã gọi điện yêu cầu họ( bên mua) trình diện để giải quyết, họ đồng ý nhưng đã 2 lần họ không xuống gặp để hòa giải. Vậy sự việc nhà e như thể nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Bạn không nói rõ sự việc mua bán này diễn ra phải thời điểm nảo, tuy nhiên theo quy định tại Luật đất đai 2013 hiện hành thì việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải có công chứng hợp đồng chuyển nhượng, việc viết giấy tờ tay không mang tính chất pháp lý.
Trong trường hợp của bạn, nếu nhà hàng xóm có hành vi lấn chiếm tranh chấp đất đai của gia đình bạn thì gia đình bạn làm đơn khiếu kiện lên UBND.
Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.
Như vậy, nếu bạn đã nộp đơn mà không thành hoặc giải quyết không triệt để thì bạn hoàn toàn có thể giải quyết bằng cách gửi đơn lên tòa án.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.