Giải quyết thế nào nếu trong quá trình giải quyết vụ án đương sự chết? Quy định về việc giải quyết vụ việc dân sự trong hoạt động tố tụng.
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
2. Luật sư tư vấn:
“Chết” là sự kiện tự nhiên làm chấm dứt sự sống của một người. Khi chấm dứt sự sống cũng coi như chấm dứt chấm dứt các quan hệ về tài sản, về nhân thân của người đó với những người khác. Đối với những nghĩa vụ mà người đó chưa thực hiện thì người thừa kế của người đó có nghĩa vụ phải thực hiện trừ những nghĩa vụ về nhân thân.
Trong tố tụng dân sự, trong trường hợp đương sự chết khi đang giải quyết vụ án thì được xử lý như sau:
Vụ án đang trong quá trình xét xử theo thủ tục sơ thẩm:
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi cá nhân chết, tổ chức đã sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó. (khoản 1 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2004).
Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo điểm a khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 trong trường hợp
+ Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền; Nếu có người thừa kế về quyền và nghĩa vụ về tài sản thì
+ Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tổ chức nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;.
Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục phúc thẩm:
Trong quá trình giải quyết vụ án mà người kháng cáo, nguyên đơn hoặc bị đơn chết thì giải quyết như trên.
Trường hợp vụ án đã được giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, và đã có bản án, quyết định của Tòa án mà Tòa án không biết nguyên đơn hoặc bị đơn chết mà vẫn ra bản án thì Hội đồng xét xử phúc thẩm huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án.(Điều 278 Bộ luật tố tụng dân sự 2004).
Hậu quả pháp lý của đình chỉ giải quyết vụ án:
Căn cứ Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì:
Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại các điểm c, e và g khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và các trường hợp pháp luật có quy định khác.
+ Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.
+ Trong trường hợp Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại khoản 2 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho người đã nộp tiền tạm ứng án phí.
+ Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Hậu quả tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2004
+ Toà án không xoá tên vụ án dân sự bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó.
>>> Luật sư
+ Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc nhà nước và được xử lý khi Toà án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
+ Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.