Kỳ thi tuyển dụng công chức có vai trò quan trọng để tìm kiếm ra những người có đầy đủ năng lực và đạo đức để đảm nhận chức vụ công chức. Dưới đây là quy định của pháp luật về vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ thi tuyển dụng công chức.
Mục lục bài viết
1. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ tuyển dụng công chức:
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề giải quyết khiếu nại và tố cáo trong kỳ tuyển dụng công chức. Căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Thông tư 6/2020/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, có quy định về hoạt động giải quyết khiếu nại và tố cáo. Cụ thể như sau:
– Trong quá trình tổ chức kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức theo quy định của pháp luật, trong quá trình thực hiện thủ tục thi nâng hạn công chức, thi thăng hạn chức danh nghề nghiệp của các viên chức, trong trường hợp có đơn thư phản ánh, kiến nghị hoặc khiếu nại, tố cáo được gửi đến hội đồng, thì hội đồng sẽ cần phải xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật về tố cáo đối với đơn thư đó;
– Trong trường hợp có đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về các nội dung có liên quan đến quá trình tổ chức hoạt động kỳ thi tuyển dụng công chức, viên chức, các nội dung liên quan đến kỳ thi nâng hạn công chức, thi thăng hạn chức danh nghề nghiệp viên chức sau khi hội đồng đã thực hiện thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật, thì cơ quan có thẩm quyền hoặc các đơn vị có thẩm quyền đã tổ chức hoạt động tuyển dụng công chức/viên chức, cơ quan và đơn vị có thẩm quyền tổ chức kỳ thi nâng hạn ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức sẽ là chủ thể có thẩm quyền xem xét và giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo.
2. Lưu trữ tài liệu sau khi giải quyết khiếu nại, tố cáo trong kỳ tuyển dụng công chức:
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 của Thông tư 6/2020/TT-BNV của Bộ Nội vụ, có quy định cụ thể về vấn đề lưu trữ tài liệu trong quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong kỳ tuyển dụng công chức. Cụ thể như sau:
– Thành phần hồ sơ, giấy tờ và tài liệu liên quan đến kỳ thi tuyển dụng công chức, tuyển dụng viên chức, kỳ thi nâng hạn ngạch công chức, thăng hạn đối với các chức danh nghề nghiệp của viên chức, bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
+ Các văn bản về việc tổ chức kỳ thi tuyển dụng công chức, tổ chức hoạt động thi tuyển dụng viên chức, tổ chức quá trình thi nâng ngạch công chức và thăng hạn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền hoặc đơn vị có thẩm quyền tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật;
+ Các văn bản của hội đồng trong quá trình tổ chức thực hiện các kỳ thi đó;
+ Biên bản các cuộc họp của hội đồng trong quá trình tuyển dụng;
+ Tổng hợp danh sách người đáp ứng đầy đủ điều kiện dự thi công chức, dự thi viên chức, tham gia vào kỳ thi nâng ngạch đối với công chức, thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp của viên chức;
+ Các biên bản bàn giao đề thi, các biên bản xác định tình trạng niêm phong của đề thi đó, chưa được bóc, niêm phong phù hợp, biên bản bàn giao bài thi và đề thi gốc trong quá trình thi, biên bản. Thi, bảng tổng hợp kết quả thi của các thí sinh cùng với biên bản phúc khảo trong trường hợp các thí sinh có yêu cầu phúc khảo bài thi, biên bản liên quan đến quy chế vi phạm đối với các đối tượng có hành vi vi phạm trong quá trình thi, quyết định công nhận kết quả thi;
+ Quyết định giải quyết khiếu nại và tố cáo theo quy định của pháp luật;
+ Các loại biên bản và giấy tờ, tài liệu khác có liên quan đến kỳ tuyển dụng công chức, tuyển dụng viên chức, quá trình thi nâng ngạch đối với công chức hoặc thi thăng hạn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức.
– Trong khoảng thời gian 01 năm được tính kể từ ngày kết thúc kỳ thi tuyển dụng công chức, tuyển dụng viên chức, kết thúc kỳ thi nâng ngạch đối với công chức hoặc thăng hạn đối với các chức danh nghề nghiệp của viên chức, chủ thể có thẩm quyền đó là Ủy viên kiêm Thư ký hội đồng sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ bàn giao toàn bộ hồ sơ phải giấy tờ và tài liệu theo phân tích nêu trên, kèm theo các túi đựng bài thi, túi đựng đâu khách còn nguyên niêm phong cho các đơn vị có thẩm quyền lưu trữ hồ sơ của các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức, thi nâng ngạch đối với công chức, thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp viên chức, để cơ quan có thẩm quyền tổ chức hoạt động lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
3. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sửa đổi tại Nghị định 06/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức), có quy định cụ thể về vấn đề xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng công chức. Cụ thể như sau:
– Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng công chức cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Người đó phải có kết quả điểm thi tại vòng thứ 02 đạt từ 50 điểm trở lên. Trong trường hợp thi kết hợp với phỏng vấn và thi viết thì người dự thi sẽ cần phải dự thi đầy đủ cả hai vòng đó là phỏng vấn và viết;
+ Người đó có kết quả điểm thi trong vòng thứ 02 cộng với điểm ưu tiên căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sửa đổi tại Nghị định 06/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức), cao hơn lấy theo thứ tự từ trên xuống dưới trong chỉ tiêu được tuyển dụng theo từng vị trí việc làm nhất định.
– Trong trường hợp có hai người trở lên có tổng điểm số bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng của vị trí việc làm cần tuyển dụng, thì người có kết quả điểm thi vòng thứ hai cao hơn sẽ được xác định là người trúng tuyển. Nếu vẫn không xác định được người có điểm thi ở vòng thứ hai cao hơn thì người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức sẽ đưa ra quyết định về người trúng tuyển;
– Người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng công chức sẽ không được bảo lưu kết quả cho các kỳ thi tuyển lần sau.
Như vậy có thể nói, để có thể xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng công chức cần phải được thực hiện theo điều luật nêu trên. Người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng công chức cần phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nhất định, trong đó quan trọng là vấn đề điểm số và năng lực. Trong trường hợp có nhiều người bằng điểm với nhau thì sẽ dựa trên các tiêu chí khác.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 138/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
– Nghị định 06/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức;
– Thông tư 6/2020/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc ban hành Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức; Nội quy thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.