Giải quyết chế độ thương binh đồng thời là người hưởng chế độ mất sức lao động. Chế độ ưu đãi đối với thương binh.
Giải quyết chế độ thương binh đồng thời là người hưởng chế độ mất sức lao động. Chế độ ưu đãi đối với thương binh.
Tóm tắt câu hỏi:
Ông nội tội nhập ngũ năm 1968. Năm 1976 xuất ngũ chuyển ngành công tác đến tháng 12 năm 1993 thì nghỉ chế độ mất sức lao động được hưởng 55% lương theo thời điểm. Trong thời gian tham gia kháng chiến chống Mỹ có bị thương và được giám định thương tật 16%. Sau khi nghỉ chế độ đến năm 2006 theo Pháp lệnh người có công với cách mạng được Phòng thương binh xã hội của huyện cho đi giám định lại thương tật và kết luận tỉ lệ thương tật là 27%, và được cấp giấy chứng nhận là thương binh, nhưng từ đó đến nay không được hưởng chế độ lương thương binh mà chỉ được hưởng lương theo chế độ mất sức. Vậy trường hợp của ông nội tôi có được hưởng lương thương binh theo các văn bản pháp luật hiện hành hay không, nếu có thì tôi cần kiến nghị lên cơ quan nào. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005
– Thông tư 05/2013/ TT-BLĐTBXH
2. Giải quyết vấn đề:
Theo như bạn trình bày, Ông bạn được Phòng thương binh xã hội của huyện cho đi giám định lại thương tật và kết luận tỉ lệ thương tật là 27%. Đã được cấp giấy chứng nhận là thương binh.
Các chế độ đối với thương binh theo quy định tại Điều 20 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005 như sau:
– Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm khả năng lao động và loại thương binh;
– Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào thương tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;
– Được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005; căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;
– Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, được miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005.
Hiện nay ông nội là thương binh tỷ thương tật là 27%, hiện nay đang hưởng chế độ mất sức lao động, nhưng chưa được hưởng chế độ dành cho thương binh, bây giờ bạn muốn làm chế độ thương binh cho ông nội, như vậy sẽ thuộc trường hợp hưởng đồng thời hưởng chế độ đối với thương binh và chế độ mất sức lao động. Thủ tục giải quyết hưởng chế độ theo quy định tại Điều 23 Thông tư 05/2013/ TT-BLĐTBXH như sau:
– Hồ sơ:
+ Đơn đề nghị (Mẫu TB6);
>>> Luật sư tư vấn về chế độ cho thương binh mất sức lao động: 1900.6568
+ Hồ sơ thương binh;
+ Hồ sơ hưởng chế độ mất sức lao động có một trong các giấy tờ sau:
+)
+) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động theo Nghị quyết 16-HĐBT ngày 08 tháng 02 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng.
+) Biên bản giám định tách riêng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật.
+) Biên bản giám định tỷ lệ suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ mất sức lao động đã khám tổng hợp tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật và bệnh tật, trong đó tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật từ 61% trở lên.
– Thủ tục:
+ Cá nhân làm đơn theo mẫu gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang cư trú kèm bản sao hồ sơ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 23 Thông tư 05/2013/ TT-BLĐTBXH;
+ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận được các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang quản lý để ra quyết định trợ cấp thương tật và gửi trích lục hồ sơ thương tật về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Cục Người có công).
Thời điểm hưởng thêm chế độ trợ cấp thương tật kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định.